Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho hay đang đối mặt với khả năng cầu nhiên liệu trên toàn thế giới trong năm tới tiếp tục sụt giảm mạnh do tác động của suy thoái kinh tế.
Tại cuộc họp hôm 30/11, các quan chức OPEC quyết định không cắt giảm thêm sản lượng. Đề tài có nên làm việc này hay không được để lại đến tháng sau xem xét.
"Chúng tôi nhận thấy xu hướng suy giảm kinh tế toàn cầu trong năm tới, và điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá dầu. Có khả năng tăng trưởng về nhu cầu năng lượng sẽ ở mức âm", Chủ tịch OPEC Chakib Khelil tuyên bố sau cuộc họp. Ông Khelil cũng nhận định, trong quý I năm tới cầu trên thị trường thế giới sẽ giảm rõ rệt và sáng đến quý II cùng năm sẽ giảm rất mạnh.
Theo chuyên gia Raad AlKadiri thuộc hãng năng lượng PFC, OPEC đang đối mặt với tình hình rất xấu, có thể là tồi tệ nhất trong vòng 10, thậm chí 30 năm qua.
Hiện OPEC cung ứng 40% dầu cho thị trường thế giới. Trong 2 tháng trở lại đây tổ chức này đã phải cắt giảm sản lượng 2 lần, với tổng cộng 2 triệu thùng mỗi ngày nhằm ngăn đà giảm giá.
Tuy nhiên, động thái mạnh tay của OPEC hầu như không có tác động đến thị trường. Từ đó đến nay giá "vàng đen" chưa thể lên lại mốc 60 USD mỗi thùng, và có phiên, giá giao dịch đã xuống dưới 50 USD do giới đầu tư lo ngại cầu giảm mạnh khi kinh tế thế giới suy thoái.
Đầu tháng 11 vừa qua, dầu thô Brent tại London đã xuống mức 47,4 USD mỗi thùng, trong khi tại New York xuống 48,35 USD, chỉ bằng 1/3 mức giá kỷ lục 147 USD mà thị trường xác lập hồi giữa tháng 7. Đây cũng là những mức giá thấp nhất trong vòng gần 4 năm qua.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục ảm đạm, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn vừa đưa ra nhận định về viễn cảnh kinh tế thế giới trong năm tới. Theo đó, cuộc khủng hoảng tài chính có thể sẽ còn tồi tệ hơn vào năm 2009 và không một quốc gia nào trên thế giới có thể thoát khỏi sự suy giảm tồi tệ này.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc dự kiến tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2009 có thể giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua do suy thoái kinh tế toàn cầu đang tác động tới xuất khẩu của nước này và làm giảm nhu cầu tiêu thụ nội địa.
Hiện nay, nhiều loại ô tô đang giảm giá mạnh. Thế nhưng, các DN ôtô dự báo, năm 2009 giá xe sẽ tăng lên, trong khi sức mua suy giảm rõ rệt, điều này sẽ đẩy thị trường ôtô Việt Nam rơi vào cảnh hắt hiu, ảm đạm.
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Bà Sri Mulyani phát biểu trước Ủy ban XI Hạ viện (phụ trách về tài chính) cho biết nửa đầu 2009, kinh tế Indonesia sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Theo báo cáo Theo dõi Kinh tế châu Á tháng 12 (Asia Economic Monitor - AEM) của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), với việc nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với sự suy giảm lớn, khả năng phục hồi kinh tế của khu vực sẽ đứng trước thử thách do xuất khẩu giảm sút và nguồn vốn tư nhân sụt giảm.
Ngành hoá dầu thế giới có thể sẽ hồi phục vào năm tới, sức mua của người tiêu dùng sẽ tăng lên, giúp các hãng sản xuất các sản phẩm nhựa cải thiện lợi nhuận.
Công ty điều tra thị trường IDC cho biết, do kinh tế toàn cầu suy yếu nên nhu cầu máy tính cá nhân (PC) trong năm tới sẽ giảm, với doanh số bán PC toàn cầu chỉ tăng 3,8%, và doanh thu PC toàn cầu giảm 5,3%. Các con số này thấp hơn đáng kể so với mức dự đoán trước đó của công ty này về doanh số bán PC toàn cầu năm 2009 sẽ tăng 13,7% về số lượng và tăng 4,5% về giá trị.
Theo báo cáo của Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Thương mại Hàn Quốc (KOTRA), xuất khẩu của nước này trong năm 2009 sẽ tăng trưởng 10,3% nhờ xuất khẩu tàu thuỷ, máy móc và sản phẩm thép tăng vững. KOTRA dự kiến, kim ngạch xuất khẩu của năm nay sẽ đạt 446 tỷ USD và năm tới sẽ là 490,6 tỷ USD.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho hay đang đối mặt với khả năng cầu nhiên liệu trên toàn thế giới trong năm tới tiếp tục sụt giảm mạnh do tác động của suy thoái kinh tế.
Giá khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) có thể giảm vào nửa cuối năm 2009 bởi cung vượt cầu, sau khi có nguồn cung mới từ Qatar, và nhu cầu của Nhật giảm xuống.
Tờ "Kinh tế nhật báo" cuối tuần (Hồng Công) dẫn lời ông David Turnbull, từng là Chủ tịch Cathay Pacific và hiện là Chủ tịch Seabury Asia (một tập đoàn tư vấn và đầu tư trong lĩnh vực hàng không, trụ sở tại Mỹ), nhận định rằng đến giữa năm 2009, các hãng hàng không châu Á sẽ bị giảm tới 20% doanh thu vận tải hàng hóa.
Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin nhận định kinh tế Nga sẽ bị tác động nặng nề nhất trong năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, song sẽ hồi phục vào năm 2010.
Bộ trưởng Tài chính thứ hai của Malaixia, Nor Mohamed Yakop cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay có thể kéo dài 2-4 năm nữa, và những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng này không thể "tồi tệ" bằng cuộc Đại suy thoái kinh tế tại Mỹ trong những năm 30 của thế kỷ trước.