Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thế giới đang hình thành trật tự thương mại mới

Trung Quốc đang để mất đi lợi thế trên thương trường thế giới so với Mỹ do USD yếu, nhu cầu thị trường Mỹ đi xuống và giá cả hàng hóa cao đang cân bằng lại vị trí thương mại của Trung Quốc và Mỹ. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng điều này không có gì xấu.
Xuất khẩu là một động lực quan trọng của kinh tế Trung Quốc suốt 30 năm qua, và nay nước này cần phải cân bằng lại nền kinh tế bằng đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. Và những nhà hoạch định chính sách kinh tế lâu nay vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức chóng mặt nay cần phải chú ý nhiều hơn tới ngành sản xuất để tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ông Bin Zhang, một chuyên gia kinh tế học tại trung tâm nghiên cứu tài chính quốc tế tại Học Viện Khoa Học Xã Hội Bắc Kinh nhận xét thặng dư thương mại của Trung Quốc sẽ giảm đáng kể nếu chính phủ nghiêm túc về việc cân bằng lại nền kinh tế.

Công ty xuất khẩu cho đến nay đã tiến hành nhiều biện pháp vận động hành lang để hoàn thuế xuất khẩu và ngăn việc đồng Nhân dân tệ tăng giá quá nhanh so với USD. Chính quyền địa phương và Bộ Thương Mại Trung Quốc hỗ trợ công ty xuất khẩu rất nhiều bởi họ muốn dùng xuất khẩu để tạo ra việc làm.

Ngay trước thềm Olympic, lần đầu tiên trong nhiều năm, xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn Mỹ. Xuất khẩu tháng 6 tăng 17% so với một năm trước, tốc độ này tại Mỹ là 23%.

Cơ quan nghiên cứu Dragonomics cho biết như vậy xuất khẩu của Trung Quốc hiện nay chững lại khoảng 18 tháng và nhiều khả năng tăng trưởng xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm sút nếu châu Âu suy thoái.

Ông Hong Liang, một chuyên gia kinh tế thuộc Goldman Sachs, nhận xét xu thế hiện nay đã thay đổi, những ai cho rằng việc đồng Nhân dân tệ tăng giá không giúp điều chỉnh cân bằng thương mại, thay đổi mới nhất về thương mại Mỹ và Trung Quốc cho thấy họ đã nhầm.

Chỉ đến gần đây, mô hình giúp Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới mới bộc lộ rất nhiều yếu điểm, đó là việc sử dụng năng lượng quá mức, nhân công quá rẻ mạt…

Cân bằng lại nền kinh tế toàn cầu đồng nghĩa với việc phân chia lại của cải trên toàn thế giới, Mỹ là nước có lợi. Khi Mỹ có lợi, nhiều nước khác trên thế giới sẽ phải chịu thiệt thòi. Đồng Euro mạnh khiến thặng dư thương mại của châu Âu chuyển sang thâm hụt thương mại còn sự đi xuống của tình hình xuất khẩu Trung Quốc đã khiến tăng trưởng kinh tế nước này giảm từ 12% xuống 10%.

Theo suy luận thông thường, nếu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ở dưới mức 8%, thất nghiệp tăng cao và bất ổn xã hội sẽ xảy ra. Vì thế không có gì ngạc nhiên nếu các nhà hoạch định chính sách kinh tế Trung Quốc sẽ tiến hành làm nhiều biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu.

Cho đến nay có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang đi theo hướng mới, gần đây họ đã tăng hoàn thuế cho công ty dệt và tiến hành một số biện pháp để ngăn sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, thay vì cứu xuất khẩu, chính phủ Trung Quốc nên tăng đầu tư nội địa và thúc đẩy phát triển của thị trường nội địa để bù lại cho sụt giảm xuất khẩu.

(Theo Vinanet)

  • Trung Quốc - thị trường nhập khẩu nông sản lớn thứ 4 của Mỹ
  • Thuế ôtô ở Trung Quốc: xe lớn 40%, xe nhỏ 1%
  • Thế giới đang hình thành trật tự thương mại mới
  • Hồng Công và TQ ký thỏa thuận năng lượng hạt nhân và khí đốt
  • Trung Quốc sẽ tăng lao động của ngành du lịch lên 100 triệu người vào năm 2015
  • Trung Quốc xốc lại nền kinh tế khổng lồ
  • Trung Quốc: thị trường hấp dẫn cho nông sản Việt Nam
  • Trung Quốc giúp Lào phát triển vệ tinh viễn thông
  • Trung Quốc đạt thỏa thuận khai thác dầu kỷ lục ở Iraq
  • Trung Quốc, Iraq ký hợp đồng dầu 3 tỉ đô la
  • ASEAN và Trung Quốc đạt được bước tiến lớn trong hiệp định đầu tư song phương
  • Trung Quốc: Ít nhất 25 người chết do động đất
  • Trung Quốc xốc lại nền kinh tế khổng lồ
  • Giày vải Trung Quốc đang trở nên phổ biến ở châu Âu và châu Mỹ
  • FDA lệ thuộc vào Trung Quốc trong thanh tra thuỷ sản nhập khẩu