Trung Quốc và Iraq vừa công bố đã ký một thỏa thuận hợp tác khai thác dầu trị giá 3 tỉ đô la Mỹ. Theo đó, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) sẽ khai thác mỏ dầu al-Ahdab ở phía nam Baghdad.
Như vậy, CNPC là công ty nước ngoài đầu tiên có được một hợp đồng khai thác dầu với Iraq kể từ khi chế độ của ông Saddam Hussein bị lật đổ.
Năm 1997, hai nước đã ký kết một hợp đồng cho phép Trung Quốc khai thác mỏ al-Ahdab trong 23 năm nhưng mọi việc bị ách tắc vì lệnh cấm vận của Liên hiệp quốc đối với Iraq. Và thỏa thuận này xem như nối tiếp hợp đồng trước kia, được thông qua trong chuyến công du mới đây của Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq đến Trung Quốc.
Thông báo của đại sứ quán Iraq tại Bắc Kinh cho biết thỏa thuận mới trị giá 3 tỉ đô la Mỹ. Mỏ dầu al-Ahdab sẽ đi vào hoạt động trong vòng 3 năm tới và có thể sản xuất dầu trong 20 năm, theo một quan chức Bộ Dầu mỏ của Iraq.
Tuy nhiên, thỏa thuận al-Ahdab là một hợp đồng dịch vụ, tức Iraq sẽ trả tiền khai thác cho các công ty dầu chứ không chia lợi nhuận từ nguồn dầu.
Đối với Trung Quốc, việc này đánh dấu thêm một thành công trong công cuộc tìm kiếm dầu trên toàn cầu với hàng loạt hợp đồng đã ký ở châu Phi và Trung Đông những năm gần đây.
Vào cuối tháng 6, Bộ Dầu mỏ Iraq đã tổ chức đấu thầu 6 mỏ dầu và 2 mỏ khí với 41 công ty quốc tế tham gia.
Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) ngày hôm qua (28/8), trong Năm Tài chính 2008, Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua EU trở thành thị trường nhập khẩu hàng nông phẩm lớn thứ 4 của Mỹ.
Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế Trung Quốc vừa công bố từ ngày 1/9/2008 sẽ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại xe hơi có động cơ dưới 1 lít xuống 1% cho dù hiện tại vẫn đang áp dụng mức thuế khá thấp là 3%.
Trung Quốc đang để mất đi lợi thế trên thương trường thế giới so với Mỹ do USD yếu, nhu cầu thị trường Mỹ đi xuống và giá cả hàng hóa cao đang cân bằng lại vị trí thương mại của Trung Quốc và Mỹ. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng điều này không có gì xấu.
Ngày 28/8, Hồng Công và Trung Quốc đã ký các thỏa thuận năng lượng hạt nhân và khí đốt, nhằm cung cấp cho Hồng Công nguồn khí tự nhiên và năng lượng hạt nhân ổn định trong hai thập niên tới, trong bối cảnh Đặc khu hành chính này đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào nguồn điện chạy than.
Báo chí Trung Quốc ngày 28/7 đưa tin ngành Du lịch Trung Quốc có kế hoạch đưa tổng số nhân viên làm việc trong ngành, từ 60 triệu người hiện nay lên 100 triệu người vào năm 2015, có nghĩa là cứ 14 người dân Trung Quốc sẽ có 1 người làm việc trong ngành du lịch.
Ngay sau khi hoàn tất thắng lợi sự kiện Olympic, người khổng lồ kinh tế Trung Quốc đã nhanh chóng quay về với thực tại quan trọng của mình bằng những động thái rõ ràng nhằm xốc lại nền kinh tế khổng lồ trước những biến động khó lường của thế giới.
Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba (sau Mỹ và Nhật) của Việt Nam. 5 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc với tổng kim ngạch 482,17 triệu USD, chiếm 1,99% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Lào và Trung Quốc vừa ký một thoả thuận hợp tác về khoa học và công nghệ vũ trụ, theo đó Bắc Kinh sẽ giúp Vientiane phát triển một hệ thống vệ tinh viễn thông.
Theo hãng tin Pháp AFP, tuyên bố ngày 28/8 của Đại sứ quán Iraq tại Trung Quốc cho biết Bắc Kinh và Baghdad vừa đạt được thỏa thuận khai thác dầu tại Iraq với trị giá lên tới 3 tỷ USD.
Trung Quốc và Iraq vừa công bố đã ký một thỏa thuận hợp tác khai thác dầu trị giá 3 tỉ đô la Mỹ. Theo đó, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) sẽ khai thác mỏ dầu al-Ahdab ở phía nam Baghdad.
Ngày 27/8 tại Xingapo, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc thông báo đã đạt được bước tiến lớn trong đàm phán về hiệp định đầu tư song phương. Hai bên dự kiến sẽ ký hiệp định này tại Hội nghị thượng đỉnh với sự tham gia của các bộ trưởng kinh tế ASEAN và Trung Quốc trong tháng 12 tới tại Băngcốc.
Tính đến chiều 31/8, trận động đất mạnh 6,1 độ Richte xảy ra ngày 30/8 ở thành phố Phán Chi Hoa thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc, đã làm ít nhất 25 người chết, 3 người mất tích, hơn 250 bị thương.
Ngay sau khi hoàn tất thắng lợi sự kiện Olympic, người khổng lồ kinh tế Trung Quốc đã nhanh chóng quay về với thực tại quan trọng của mình bằng những động thái rõ ràng nhằm xốc lại nền kinh tế khổng lồ trước những biến động khó lường của thế giới.
Ngày nay, các loại giày vải của Trung Quốc đang trở nên phổ biến tại thị trường châu Âu và châu Mỹ, thông qua hệ thống cửa hàng Ospos (One Small Point of Pride).
Theo kết luận điều tra của hãng tin AP (Associated Press), sau khi cảnh báo được đưa ra, đã có tới hơn 1 triệu pao thuỷ sản Trung Quốc thâm nhập vào thị trường Mỹ và được tiêu thụ mà không qua kiểm tra. Bản thân FDA đã thừa nhận chỉ có thể kiểm tra tối đa 1% thực phẩm nhập khẩu. Tháng Tư vừa rồi, thanh tra thực phẩm tại bang Georgia đã tìm thấy kháng sinh bị cấm trong cá da trơn Trung Quốc nhập khẩu.