Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba (sau Mỹ và Nhật) của Việt Nam. 5 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc với tổng kim ngạch 482,17 triệu USD, chiếm 1,99% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Theo Tổng cục Hải quan, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này gồm gỗ và sản phẩm gỗ, cao su và hạt điều (chiếm tới 86,74% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc).
Ngoài việc là một nhà nhập khẩu lớn, Trung Quốc là nguồn cung cấp lớn nhất các loại hàng hoá nhập khẩu cho Việt Nam. Đối với mặt hàng nông sản và nguyên phụ liệu, tính trong 5 tháng đầu năm, tổng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc lên tới 807,51 triệu USD. Nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc gồm sữa và sản phẩm sữa, gỗ và sản phẩm gỗ, cao su, thuốc trừ sâu và nguyên liệu, thức ăn gia súc, lúa mì, bột mì, dầu mỡ động thực vật và phân bón.
Chính sách thương mại mới của Trung Quốc:
Nửa đầu năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã có những điều chỉnh nhất định trong chính sách thương mại nói chung và thương mại nông nghiệp nói riêng để hỗ trợ phát triển thương mại nông sản Trung Quốc. Nhiều mặt hàng nông sản và nguyên phụ liệu đã được điều chỉnh tăng, giảm thuế xuất nhập khẩu với các mức độ khác nhau, nhằm phù hợp với tình hình hoạt động thương mại trong ngắn và dài hạn.
Những mặt hàng xuất khẩu triển vọng sang Trung Quốc:
Trong báo cáo "Thương mại nông sản Việt Nam – Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2008 và triển vọng", Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp - nông thôn (Bộ NN - PTNT) nhận định: cao su, cà phê, thuỷ hải sản là những mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.
Cao su: theo Trung tâm xúc tiến năng lực lưu thông hàng hoá Trung Quốc, 6 tháng cuối năm 2008 thị trường cao su Trung Quốc vẫn tiếp tục nóng. Do ảnh hưởng của giá thành sản xuất cao, giá dầu thô và do lượng lớn tiền đầu cơ vào thị trường kỳ hạn, nên trong thời gian tới giá cao su trên thị trường Trung Quốc vẫn ở mức cao và nhu cầu tiêu thụ tiếp tục tăng.
Cà phê: với dân số khoảng 1,3 tỷ người và đang có xu hướng chuộng uống cà phê, Trung Quốc hứa hẹn là một thị trường tiềm năng cho cà phê Việt Nam. Ngành cà phê Việt Nam cũng vì thế mà không ngừng nỗ lực đáp ứng nhu cầu và thói quen tiêu dùng của thị trường này. Hiệp hội cà phê Việt Nam dự báo: trong tương lai, Trung Quốc sẽ là một trong những thị trường chủ lực cho xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Thủy hải sản: nhu cầu về thủy hải sản của Trung Quốc lớn và vị trí địa lý giáp ranh nên thị trường này có nhiều tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam. Ban nghiên cứu nông nghiệp nước ngoài (bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - FAS/USDA) dự báo trong năm 2008, nhu cầu nhập khẩu thủy hải sản của Trung Quốc sẽ còn tăng, đặc biệt là nhập khẩu cá chỉ đáp ứng được khoảng 19,22% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Lượng nhập khẩu cá vào Trung Quốc năm 2008 có thể đạt tới 1,33 triệu tấn, tăng 10,42% so với năm 2007.
Ngoài ra, so với năm 2007, tiêu dùng các sản phẩm nông sản khác của Trung Quốc năm 2008 đều có xu hướng tăng, theo dự báo của FAS/USDA. Tiêu dùng đường sẽ tăng 10%, các loại ngũ cốc tăng 2,88 - 10%, các sản phẩm sữa tăng 8,32%, thịt gia súc tăng 1,21 - 3,75%, thịt gia cầm tăng 9,26%.
Để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tăng lên, lượng nhập khẩu các mặt hàng nông sản cũng tăng theo: nhập khẩu thịt gia cầm dự báo đạt 600 nghìn tấn, tăng 24,48% so với năm 2007, nhập khẩu gạo tăng 10%. Đặc biệt lượng nhập khẩu ngũ cốc có thể tăng 100% và nhập khẩu thịt bò, thịt bê có thể tăng 500% so với năm 2007.
Đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến, xuất khẩu nông sản của Việt Nam khi thị trường Trung Quốc ngày càng tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm nông sản, trong khi việc sản xuất trong nước không đáp ứng kịp nhu cầu của nước này.
Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) ngày hôm qua (28/8), trong Năm Tài chính 2008, Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua EU trở thành thị trường nhập khẩu hàng nông phẩm lớn thứ 4 của Mỹ.
Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế Trung Quốc vừa công bố từ ngày 1/9/2008 sẽ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại xe hơi có động cơ dưới 1 lít xuống 1% cho dù hiện tại vẫn đang áp dụng mức thuế khá thấp là 3%.
Trung Quốc đang để mất đi lợi thế trên thương trường thế giới so với Mỹ do USD yếu, nhu cầu thị trường Mỹ đi xuống và giá cả hàng hóa cao đang cân bằng lại vị trí thương mại của Trung Quốc và Mỹ. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng điều này không có gì xấu.
Ngày 28/8, Hồng Công và Trung Quốc đã ký các thỏa thuận năng lượng hạt nhân và khí đốt, nhằm cung cấp cho Hồng Công nguồn khí tự nhiên và năng lượng hạt nhân ổn định trong hai thập niên tới, trong bối cảnh Đặc khu hành chính này đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào nguồn điện chạy than.
Báo chí Trung Quốc ngày 28/7 đưa tin ngành Du lịch Trung Quốc có kế hoạch đưa tổng số nhân viên làm việc trong ngành, từ 60 triệu người hiện nay lên 100 triệu người vào năm 2015, có nghĩa là cứ 14 người dân Trung Quốc sẽ có 1 người làm việc trong ngành du lịch.
Ngay sau khi hoàn tất thắng lợi sự kiện Olympic, người khổng lồ kinh tế Trung Quốc đã nhanh chóng quay về với thực tại quan trọng của mình bằng những động thái rõ ràng nhằm xốc lại nền kinh tế khổng lồ trước những biến động khó lường của thế giới.
Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba (sau Mỹ và Nhật) của Việt Nam. 5 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc với tổng kim ngạch 482,17 triệu USD, chiếm 1,99% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Lào và Trung Quốc vừa ký một thoả thuận hợp tác về khoa học và công nghệ vũ trụ, theo đó Bắc Kinh sẽ giúp Vientiane phát triển một hệ thống vệ tinh viễn thông.
Theo hãng tin Pháp AFP, tuyên bố ngày 28/8 của Đại sứ quán Iraq tại Trung Quốc cho biết Bắc Kinh và Baghdad vừa đạt được thỏa thuận khai thác dầu tại Iraq với trị giá lên tới 3 tỷ USD.
Trung Quốc và Iraq vừa công bố đã ký một thỏa thuận hợp tác khai thác dầu trị giá 3 tỉ đô la Mỹ. Theo đó, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) sẽ khai thác mỏ dầu al-Ahdab ở phía nam Baghdad.
Ngày 27/8 tại Xingapo, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc thông báo đã đạt được bước tiến lớn trong đàm phán về hiệp định đầu tư song phương. Hai bên dự kiến sẽ ký hiệp định này tại Hội nghị thượng đỉnh với sự tham gia của các bộ trưởng kinh tế ASEAN và Trung Quốc trong tháng 12 tới tại Băngcốc.
Tính đến chiều 31/8, trận động đất mạnh 6,1 độ Richte xảy ra ngày 30/8 ở thành phố Phán Chi Hoa thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc, đã làm ít nhất 25 người chết, 3 người mất tích, hơn 250 bị thương.
Ngay sau khi hoàn tất thắng lợi sự kiện Olympic, người khổng lồ kinh tế Trung Quốc đã nhanh chóng quay về với thực tại quan trọng của mình bằng những động thái rõ ràng nhằm xốc lại nền kinh tế khổng lồ trước những biến động khó lường của thế giới.
Ngày nay, các loại giày vải của Trung Quốc đang trở nên phổ biến tại thị trường châu Âu và châu Mỹ, thông qua hệ thống cửa hàng Ospos (One Small Point of Pride).
Theo kết luận điều tra của hãng tin AP (Associated Press), sau khi cảnh báo được đưa ra, đã có tới hơn 1 triệu pao thuỷ sản Trung Quốc thâm nhập vào thị trường Mỹ và được tiêu thụ mà không qua kiểm tra. Bản thân FDA đã thừa nhận chỉ có thể kiểm tra tối đa 1% thực phẩm nhập khẩu. Tháng Tư vừa rồi, thanh tra thực phẩm tại bang Georgia đã tìm thấy kháng sinh bị cấm trong cá da trơn Trung Quốc nhập khẩu.