Trung Quốc vừa công bố kế hoạch đảm bảo tự cung ứng gần như toàn bộ nhu cầu ngũ cốc của nước này cho tới ít nhất là hết thập kỷ tới, mặc dù dân số gia tăng và đất nông nghiệp giảm do quá trình đô thị hóa, thay đổi khí hậu và một loạt các nhân tố khác.
Theo Phó Chủ tịch Uỷ ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC), ông Zhang Xiaoqiang, Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất hơn 95% nhu cầu ngũ cốc trong thời gian từ nay tới năm 2020. Ông nhấn mạnh, Trung Quốc phải dựa vào chính mình để đảm bảo nguồn cung ngũ cốc. Đây cũng là một ưu tiên chiến lược đối với quốc gia 1,3 tỷ dân này. Trong khuôn khổ kế hoạch an ninh lương thực trung và dài hạn, Trung Quốc đề ra mục tiêu từ nay tới năm 2010 duy trì sản lượng lương thực ở mức tối thiểu 500 triệu tấn/năm và đạt trên 540 triệu tấn/năm vào năm 2020. Kế hoạch cũng yêu cầu duy trì tối thiểu 105,3 triệu hécta đất trồng cây lương thực.
Để khuyến khích tăng sản lượng lương thực, thời gian qua Chính phủ Trung Quốc đã xoá bỏ thuế nông nghiệp, tăng tiền trợ cấp và áp dụng giá mua lương thực tối thiểu cho nông dân. Năm 2008, Chính phủ Trung Quốc đã chi 102,8 tỷ NDT (15,1 tỷ USD) trợ cấp cho ngành nông nghiệp, tăng gấp đôi so với năm 2007.
Diện tích canh tác giảm, đi đôi với tình trạng thiếu nước và thay đổi khí hậu đã ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng ngũ cốc Trung Quốc. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã cải thiện đời sống người dân và cũng khiến mức tiêu thụ ngũ cốc tăng thêm.
Dân số Trung Quốc ước đạt 1,4 tỷ người vào năm 2020 và 1,5 tỷ người vào năm 2033 dự kiến sẽ gây sức ép với an ninh lương thực. Tuy nhiên, cán cân cung-cầu về ngũ cốc tại Trung Quốc được dự báo sẽ khá cân bằng trong một thời gian dài. Ngoài ra, Trung Quốc cũng phải tiếp cận với các thị trường quốc tế để nhập khẩu ngũ cốc và dầu mỏ trong trường hợp cần thiết.
Tháng Mười vừa qua, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua một chính sách cải cách nông nghiệp, lần đầu tiên cho phép nông dân được thuê hoặc chuyển quyền sử dụng đất, với mục tiêu nâng cao thu nhập tại khu vực nông thôn và hạn chế luồng di cư từ nông thôn ra thành phố. Các hộ gia đình ở nông thôn hiện thuê đất của chính quyền địa phương theo hợp đồng thuê 30 năm.
Thoả thuận mậu dịch tự do (FTA) giữa Trung Quốc với Pêru, nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú thứ hai Mỹ Latinh, sẽ bắt đầu có hiệu lực vào nửa sau năm tới, sau khi hai nước kết thúc đàm phán FTA và nâng quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược nhân chuyến thăm Pêru của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo trao đổi thương mại giữa nước này và khu vực Mỹ Latinh trong 9 tháng đầu năm nay đã tăng 52% so với cùng thời gian năm 2007, đạt 111,5 tỷ USD. Con số này lớn hơn kim ngạch 101 tỷ USD của cả năm ngoái.
Chính phủ Trung Quốc vừa yêu cầu chính quyền các địa phương tạm dừng việc tăng lương tối thiểu, đồng thời hạ phí bảo hiểm y tế và tai nạn lao động để giảm sức ép sa thải lao động đối với các doanh nghiệp đang lao đao trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhìn chung ảm đạm.
Trung Quốc vừa công bố kế hoạch đảm bảo tự cung ứng gần như toàn bộ nhu cầu ngũ cốc của nước này cho tới ít nhất là hết thập kỷ tới, mặc dù dân số gia tăng và đất nông nghiệp giảm do quá trình đô thị hóa, thay đổi khí hậu và một loạt các nhân tố khác.
Bloomberg đưa tin, quốc gia trở thành nhà cung cấp tín dụng lớn nhất cho Mỹ giai đoạn tháng 9/2008 là Trung Quốc. Tính đến cuối tháng 9, Trung Quốc đã nắm giữ nhiều hợp đồng với tổng trị giá lên tới 585 tỷ USD, nhiều hơn 43,6 tỷ USD so với tháng trước.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu xi măng của nước này trong 8 tháng đầu năm 2008 sụt giảm nghiêm trọng do nhu cầu giảm tại các quốc gia phát triển và việc tiếp cận các thị trường khó khăn hơn trong khi tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu thấp.