Phát triển điện hạt nhân sẽ đóng vai trò quan trọng cho việc đảm bảo an ninh cung cấp điện của hệ thống điện quốc gia.
Ngày 1/7, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo quốc tế những kinh nghiệm của Pháp về xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào cho biết, mục tiêu cụ thể của Chiến lược về điện hạt nhân của Việt Nam là tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết và đồng bộ để đưa tổ máy điện hạt nhân đầu tiên vận hành vào năm 2020, sau đó tăng nhanh tỷ trọng điện hạt nhân trong cơ cấu năng lượng quốc gia. Đến năm 2050, năng lượng điện hạt nhân chiếm khoảng 15 – 20% tổng tiêu thụ năng lượng thương mại toàn quốc.
Hiện nay, Việt Nam đang nhập khẩu điện từ Trung Quốc và đang tiến hành nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư xây dựng một số công trình thủy điện tại Lào để tăng khả năng cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia. Việc nghiên cứu, chuẩn bị để phát triển điện hạt nhân sẽ đóng vai trò quan trọng cho việc đảm bảo an ninh cung cấp điện của hệ thống điện quốc gia, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của các ngành kinh tế quốc dân.
Theo ông Didier Kechemain, Phó giám đốc điều hành Phòng Hợp tác Quốc tế, Ủy ban Năng lượng Hạt nhân (Pháp), phát triển kinh tế của Việt Nam tất yếu dẫn tới tăng tiêu thụ điện. Yếu tố thứ 2 là Chính phủ Việt Nam đã quyết định về lâu dài sẽ đảm bảo tính độc lập và tự chủ trong sản xuất và cung cấp điện năng. Đó là một chiến lược rất tốt và đúng đắn.
Chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi dự án điện hạt nhân, ông Othman Salhi, Phó Giám đốc phát triển kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Areva cho biết cần phải chú trọng đến 3 vấn đề chính, bao gồm địa điểm dự án, tính tương thích tổng thể (bởi không đơn thuần chỉ xây dựng công trình điện hạt nhân mà không tính đến sự tương thích với hệ thống điện lưới) và các mặt công nghiệp.
Tại Việt Nam, hai địa điểm thích hợp nhất đã được lựa chọn là Phước Dinh và Vĩnh Hải (Ninh Thuận). Trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, các công việc như khảo sát địa chất, khảo sát địa chấn và kiến tạo, điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường cần phải được tiến hành kỹ lưỡng. Hai địa điểm nêu trên đều đã qua giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi với kết quả điều kiện địa chất, địa chấn và kiến tạo tốt, mật độ dân cư thấp, khu đất rộng. Hiện đã bước sang giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu khả thi, khảo sát kỹ địa điểm.
Ông Othman Salhi khuyến cáo, đối với các nghiên cứu về địa điểm và bố trí các hạng mục, cần xem xét các loại lò phản ứng khác nhau để đáp ứng các yêu cầu địa điểm tiêu chuẩn của lò phản ứng và mặt bằng bố trí của lò phản ứng. Những nguy cơ từ bên ngoài mà lò phản ứng (EPR) tiêu chuẩn cần được bảo vệ để chống lại động đất, lũ lụt, các điều kiện gió cực đoan, các tai nạn bên ngoài khác... EPR cần được đáp ứng các điều kiện địa điểm tiêu chuẩn để có thể thiết kế các hệ thống làm mát, bể tiêu nhiệt, lưu lượng nước yêu cầu, nhiệt độ không khí và độ ẩm... Lò EPR tiêu chuẩn có thể được đặt trên bờ biển, trên bờ sông hoặc ở cửa sông, kèm theo đó là các trạm bơm, bể nhiên liệu, tòa nhà xử lý chất thải phóng xạ và phòng cháy. Ngoài ra, cần phải quan tâm tới hệ thống điện ngoài địa điểm và nước cho vận hành.
Theo ông Bernard Sentex, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF), tiến độ từ nghiên cứu khả thi địa điểm đến quyết định khởi động dự án phải mất 2 năm, và để có thể trộn mẻ bê tông đầu tiên phải mất 5 năm nữa sau khi đã hoàn thành các khâu quy hoạch, chọn các nhà thầu, thiết kế và phân tích an toàn, chế tạo các cụm thiết bị chính và hoàn thiện các công việc sơ bộ. Tiếp đó, phải mất 5 năm nữa để thiết kế chi tiết, xây dựng và thử nghiệm trước khi vận hành thương mại mới có thể đấu nối vào lưới điện.
Pháp là 1 trong 4 nước phát triển công nghiệp điện hạt nhân mạnh nhất thế giới. 80% điện năng tiêu thụ ở Pháp được phát từ 58 nhà máy điện hạt nhân. Vì vậy, Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào khẳng định, những kinh nghiệm của Pháp sẽ rất hữu ích đối với việc chuẩn bị phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam trong thời gian tới.
Một vấn đề được các chuyên gia nhấn mạnh chính là Việt Nam cần nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực điện hạt nhân. Ông Bernard Sentex cho rằng, Việt Nam cần đào tạo thế hệ mới để vận hành nhà máy điện hạt nhân, cách đào tạo tốt nhất và hiệu quả nhất là ở hiện trường do các nhà quản lý thực hiện và quan sát bằng các công cụ có hiệu quả. Bởi đào tạo nguồn nhân lực là điểm chính để đảm bảo chương trình hạt nhân thành công.
Ông Philippe Pallier, Giám đốc Cục Xúc tiến quốc tế về hạt nhân của Pháp (Afni) khuyến nghị, chúng ta cần thực hiện nghiên cứu để đánh giá thực tế đào tạo của Việt Nam, xác định Kế hoạch tổng thể về giáo dục và đào tạo với quy hoạch cho 10 – 15 năm tới. Đồng thời xác định triển vọng về sự nội địa hóa công tác đào tạo, xác định điều có thể làm ở trong nước và ngoài nước.
Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Herve Bolot khẳng định, Pháp sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu trong lĩnh vực điện hạt nhân
Thành phố Vinh là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Nghệ An, một tỉnh lớn nằm ở vùng Bắc Trung bộ, có vị trí ở phía Đông - Nam của tỉnh, phía Bắc và Đông giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam giáp huyện Nghi Xuân của tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên. Vinh cách thủ đô Hà Nội 300km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.400 km về phía Nam, tổng diện tích tự nhiên là 104,96 km2, quy mô dân số là 435.208 người, gồm 16 phường và 9 xã.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ (GTVTĐB) Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, tiện lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường,...
Tại Quyết định số 1006/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 .
Hôm qua 10-6, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị thẩm định Dự án điều chỉnh Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản Quảng Ninh giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020. Đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Đến năm 2015, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ đạt 4,3 triệu tấn thịt gia súc, gia cầm. Trong đó, thịt heo chiếm tỷ lệ 65%, thịt bò 3%, thịt gia cầm 31%, thịt khác 1%. Ngoài ra, ông Dương còn cho biết, theo mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020, sản lượng các loại trứng sẽ đạt 14 tỉ quả, sản lượng sữa tươi sẽ đạt trên 1 triệu tấn.
Mặc dù đã có hẳn một “chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020” nhưng hiện vẫn còn rất nhiều điều phải bàn. Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhìn nhận: Hiện nay, Hiệp hội vẫn chưa xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn, chưa có mô hình tổ chức tiên tiến hơn và phương thức hoạt động hiệu quả cho thời kỳ hội nhập.
Cty Đầu tư và Phát triển công nghiệp Bình Dương (Becamex IDC) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải (Maritime Bank) đã ký kết hợp tác phát triển dự án Trung tâm thành phố mới Bình Dương. Theo thỏa thuận ký kết, Maritime Bank sẽ tài trợ tín dụng cho các dự án của Becamex IDC, các Cty thành viên, khách hàng của Becamex IDC đầu tư vào khu công nghiệp và Trung tâm thành phố mới Bình Dương. Dự kiến từ nay đến năm 2020, tổng vốn đầu tư cho các dự án của Trung tâm thành phố mới Bình Dương là hơn 150.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cho công trình tạo lực là hơn 20.000 tỷ đồng.
UBND huyện Hiệp Hoà vừa thông báo công khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện giai đoạn 2007-2020 với các mục tiêu, định hướng cụ thể của từng giai đoạn như phương hướng phát triển ngành nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp xây dựng, dịch vụ; phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, đê điều, điện, hệ thống cấp thoát nước, thông tin truyền thông; phát triển đô thị; các dự án đầu tư ưu tiên...
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Nhà nước đầu tư kinh phí cho giai đoạn 2009-2015 là 900 tỷ đồng.
Theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), trong vòng 10-12 năm tới, hệ thống GTVT đường bộ trên cả nước sẽ phải phát triển ở một tầm mức đủ để giải quyết tất cả những vấn đề quan yếu nhất.
Từ nay đến 2020, Chính phủ sẽ đầu tư khoảng 175.000 tỷ đồng để thực hiện Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia góp phần thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo; nâng cao điều kiện sống của người dân đô thị thông qua việc đầu tư cải thiện các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, xã hội và môi trường đô thị.