Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu thủy sản: Cần một chiến lược phát triển dài hạn

Tặng bằng khen cho các đơn vị có thành tích tốt trong thời gian qua tại Hội nghị toàn thể Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2009.

Ngày 10-6, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNN) Lương Lê Phương cho biết, mặc dù 6 tháng đầu năm 2009, ngành thủy sản Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng, song đã xuất hiện nhiều diễn biến phức tạp và những dấu hiệu không bền vững.

Ngoài những khó khăn về nguyên liệu sản xuất, tác động của 2 vụ kiện chống bán phá giá của tôm và cá còn có những rào cản bất lợi tại các thị trường khác.

Sụt giảm xuất khẩu ở thị trường truyền thống

Báo cáo tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam 5 tháng đầu năm 2009 cho thấy, hầu hết các thị trường xuất khẩu truyền thống đối với ngành thủy sản đều bị sụt giảm ở mức 2 con số. Trong đó, lần đầu tiên xuất khẩu cá tra có mức tăng trưởng âm, giảm 4,1 % về giá trị so với cùng kỳ năm 2008 (cá tra hiện chiếm 34,9 % tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam). Riêng xuất khẩu sang thị trường khối EU giảm tới 14 % so với cùng kỳ, trong đó cá tra chiếm trên 56 % kim ngạch xuất khẩu.

Đáng lo ngại là trong thời gian qua, nhiều phương tiện truyền thông của một số nước liên tục đưa tin thiếu khách quan về môi trường nuôi cá tra của Việt Nam, qua đó nhằm hạn chế tiêu dùng sản phẩm này tại thị trường nội địa, đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho việc xuất khẩu sang EU. Riêng tại Nhật Bản, vốn được coi là thị trường đứng tốp 2 về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam nhưng cũng giảm gần 14 % so với cùng kỳ, đáng chú ý là xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã giảm gần 60 %, lớn nhất trong nhiều năm qua. Tương tự, xuất khảu thủy sản của Việt Nam sang nhiều nước khác cũng giảm mạnh như Ucraina (giảm gần 13,7 % giá trị xuất khẩu), UAE (giảm 14 % cá tra, cá basa), Úc (giảm 12,5 % giá trị xuất khẩu tôm),…

Cần có chiến lược phát triển

Mặc dù đã có hẳn một “chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020” nhưng hiện vẫn còn rất nhiều điều phải bàn. Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhìn nhận: Hiện nay, Hiệp hội vẫn chưa xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn, chưa có mô hình tổ chức tiên tiến hơn và phương thức hoạt động hiệu quả cho thời kỳ hội nhập. Trong khi đó, nhiều diễn biến phức tạp như doanh nghiệp trong nước cạnh tranh không lành mạnh thể hiện qua việc mua tôm nguyên liệu đã bị bơm chích tạp chất, giảm giá bán để cạnh tranh khách hàng, lạm dụng hóa chất tăng trọng, vi phạm các quy định về nhãn mác sản phẩm… Điều này đang gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh ngành thủy sản, gây tác hại cho uy tín và cộng đồng doanh nghiệp.

Chẳng hạn, hơn 1 tháng nay, tình trạng nhiều lô hàng thủy sản xuất sang Trung Quốc (chủ yếu là tôm đông lạnh) đã bị “tắc’ lại ở cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) là do các lô hàng có xuất sứ từ Cà Mau, Bạc Liêu được bơm tạp chất với tỷ lệ cao. Kết quả thanh tra của Bộ NN&PTNN đã phát hiện các lô hàng này có bàn tay của thương nhân Trung Quốc và thương lái Việt Nam. Để sớm ngăn chặn tình trạng này, Bộ NN&PTNN đang phối hợp với phía Trung Quốc để ngăn chặn những hành động gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tiêu dùng.

Thứ trưởng Lương Lê Phương cho biết, mới đây Nga đã bỏ lệnh cấm đối với thủy sản Việt Nam nên con cá tra lại có cơ hội trở lại thị trường này. “Vừa qua, Cục kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga đã công bố danh sách 30 doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam, trong đó có 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, đủ điều kiện xuất khẩu vào Nga. Đây là một điều rất đáng mừng. Trong khi đó, các thị trường tiềm năng như khu vực Trung Đông, ASEAN và Mexico cũng sẽ là nơi tạo ra nhiều hi vọng cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu”, ông Phương khẳng định.

(Theo TRUNG ĐỒNG // Báo Bình Dương)

  • Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư tỉnh Lào Cai đến năm 2020
  • Thành phố Vinh: Phấn đấu giữ vị trí tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa của Nghệ An và vùng Bắc Trung bộ đến năm 2020
  • Cơ bản hiện đại hóa mạng lưới giao thông đường bộ vào năm 2030
  • Hà Nội: Giảm mạnh tỷ lệ lao động nông nghiệp vào 2020
  • Hơn 10.000 tỉ đồng quy hoạch cảng hàng không quốc tế Cam Ranh
  • Thẩm định Dự án điều chỉnh quy hoạch tổng thể ngành thủy sản Quảng Ninh giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2020
  • Việt Nam sẽ có điện hạt nhân vào năm 2020
  • Đến năm 2015, Việt Nam đạt 4, 3 triệu tấn thịt gia súc, gia cầm
  • Năm 2020: Việt Nam hết gạo xuất khẩu?
  • Xuất khẩu thủy sản: Cần một chiến lược phát triển dài hạn
  • 150.000 tỷ đồng xây dựng TP mới Bình Dương
  • Hiệp Hoà công khai quy hoạch phát triển KT-XH đến năm 2020
  • 900 tỷ đồng phát triển nguồn nhân lực CNTT giai đoạn 2009-2015
  • Quy hoạch GTVT đường bộ đến năm 2020: Phát triển nội lực, cạnh tranh lành mạnh
  • 175 nghìn tỷ đồng nâng cấp đô thị quốc gia