Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gói kích cầu 497: Nông dân khó “chạm tay”

Vườn bưởi nhà anh Nguyễn Thanh Nhân

Vườn bưởi nhà anh Nguyễn Thanh Nhân

 Tính đến trung tuần tháng 7, Đồng Nai đã giải ngân 11.119 tỷ đồng vốn có hỗ trợ lãi suất đến DN, người dân, chiếm 50% số đối tượng cần hỗ trợ. Tuy nhiên, với gói hỗ trợ lãi suất 497 cho nông dân, đến nay mới có 6 hộ được vay với tổng số tiền 530 triệu đồng.

Qua khảo sát thực tế, phần lớn nông dân không đáp ứng những điều kiện của ngân hàng, nên khó “chạm tay” vào gói kích cầu dù rất hấp dẫn.

Xin ra khỏi gói kích cầu 

Vườn bưởi rộng 4 ha của anh Nguyễn Thanh Nhân là một trong những mô hình trồng bưởi thành công trên vùng đất sỏi khô cằn xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu. Hiện vườn bưởi của anh đang áp dụng quy trình sản xuất tiêu chuẩn GAP và sắp bước vào vụ thu hoạch với sản lượng khoảng 120 tấn, doanh thu khoảng 700 triệu đồng. Để nâng cao giá trị sản phẩm, anh còn xây dựng cơ sở chế biến rượu bưởi công suất 25.000 lít/năm. Thông qua các hội chợ triển lãm trong nước, bưởi và rượu bưởi mang nhãn hiệu “Nhân Hòa” bước đầu được thị trường chấp nhận. Tuy nhiên, anh vẫn chưa đủ điều kiện vay 200 triệu đồng từ vốn kích cầu bởi theo quy định anh phải xuất trình hóa đơn đỏ khi mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất rượu. Sau khi chạy vạy một hồi anh đành ngậm ngùi  xin  trở lại vay với lãi suất thông thường. Bởi để có hóa đơn đỏ các cơ sở bán nguyên vật liệu sản xuất cho cơ sở rượu bưởi của anh đòi thêm 10%, như vậy anh lỗ thêm 6% chi phí nên anh quyết định xin không vay hỗ trợ lãi suất nữa.

Cơ sở gỗ mỹ nghệ Thành Nhân là một trong những cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có tên tuổi thuộc ấp Tân Bắc, xã Bình Minh, huyện Trảng Bom. Do có uy tín thương hiệu nên sau thời gian thị trường trầm lắng, hiện nay đơn hàng đến tấp nập. Thế nhưng, Thành Nhân không dám nhận đơn hàng. “Bởi quy mô sản xuất còn nhỏ bé nên chúng tôi không thể đáp ứng số lượng đơn hàng lớn theo yêu cầu của khách hàng. Tiếc đứt ruột nhưng cũng đành chịu” – anh Nguyễn Thành Nhân chủ cơ sở tâm sự. Thực ra anh cũng đã tính đến chuyện vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất. Song, khi tiếp cận với ngân hàng anh thấy không dễ bởi cơ sở sản xuất và cả showroom trưng bày sản phẩm khá quy mô nằm ngay mặt tiền quốc lộ 1 của anh cũng không thể là tài sản thế chấp vì chưa có... sổ đỏ.

Vì đâu nên nỗi ? 

Theo ông Nguyễn Duy Trinh – Phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đồng Nai: “Gói kích cầu 497 là gói cho vay có điều kiện. Không phải nông dân muốn vay mua phương tiện máy móc nào cũng được mà phải mua hàng hóa của các DN sản xuất trong nước. hơn nữa, hàng hóa này phải nằm trong danh mục hàng hóa được đăng ký với Bộ Công thương mới được hỗ trợ lãi suất. Nguồn vốn của chúng tôi là nguồn vốn huy động để cho vay. vì vậy chúng tôi chỉ cho vay đối với những khách hàng đủ điều kiện và có khả năng thu hồi nợ”.

Phó Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai – ông Quách Anh Bông thì cho rằng: có 3 nguyên nhân chính khiến nông dân không tiệm cận được vốn kích cầu: nông dân chưa có tài sản thế chấp. Phần lớn tài sản thế chấp của họ hiện nay là sổ đỏ nhưng giá đất nông nghiệp rất thấp, và càng vùng sâu vùng xa càng thấp nên có thể chấp sổ đỏ nông dân cũng không thể vay được khoản tiền lớn. Thứ nữa, hiếm có nông dân nào trình được phương án khả thi để thuyết phục ngân hàng cho vay thêm khi đã cầm sổ đỏ trước đó. Và thứ ba là nông dân chưa có thói quen mua bán với hóa đơn chứng từ đầy đủ nên rất khó cho ngân hàng trong quá trình thanh quyết toán”... Bên cạnh những vướng mắc trên đây ông Bông cũng thừa nhận, một bộ phận cán bộ tín dụng ngại trách nhiệm nên chưa thật nhiệt tình trong thông tin tuyên truyền và tổ chức cho dân vay. Cũng chính bởi điều này mà dòng vốn kích cầu khó đến được với tam nông. Nhìn rộng ra, có thể nhận thấy thời gian gần đây nhiều chủ trương, chính sách vĩ mô được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành rất kịp thời. Thế nhưng chủ trương, chính sách chậm đi vào cuộc sống, không đến được với dân vì thủ tục hành chính phiền hà và đội ngũ cán bộ công chức chưa thực sự là “ công bộc”  của dân.

 

  • Cổ phần hoá DNNN: Liên tục vỡ kế hoạch
  • Quyết liệt phát triển thị trường nội địa
  • “Đánh thức” Tây Nguyên: Chuyện không chỉ là vốn!
  • Đa số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hoạt động hiệu quả?
  • CPI tháng 7/2009: “Bước sóng” ngắn hơn
  • ĐBSCL: Câu hỏi “hóc búa” dành cho các nhà hoạch định chiến lược ?
  • 6 biện pháp cấp bách hỗ trợ cộng đồng người Việt ở Nga
  • Cần có định chế quản lý DN sau cổ phần hóa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi