Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cổ phần hoá DNNN: Liên tục vỡ kế hoạch

Cty bóng đèn Điện Quang xin rút hồ sơ chào bán cổ phần ra công chúng vào thời điểm cuối năm 2007 khi thị trường ảm đạm

Cty bóng đèn Điện Quang xin rút hồ sơ chào bán cổ phần ra công chúng vào thời điểm cuối năm 2007 khi thị trường ảm đạm

 Theo kế hoạch CPH DNNN giai đoạn 2007 - 2010 đã được Chính phủ phê duyệt sẽ có 950 DN được cổ phần hoá (CPH). Tuy nhiên trong 2 năm 2007, 2008 chỉ thực hiện CPH được 223 DN. Trước đó, năm 2003, tốc độ CPH DN NN chỉ thực hiện được 40% kế hoạch. Các năm 2005, 2006, tốc độ CPH cũng tiếp tục bị chậm. Mục tiêu tăng hàng cho TTCK vì thế cũng không thực hiện được.

Nếu theo đúng kế hoạch CPH DNNN giai đoạn 2007 -2010, trong thời gian hơn 1 năm còn lại của kế hoạch, phải CPH khoảng 700 DNNN. Con số này gấp 3 lần số DNNN đã thực hiện CPH trong 2 năm 2007 và 2008. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, khối lượng DN phải thực hiện CPH quá lớn như trên sẽ khiến tiến độ CPH các DNNN có nguy cơ tiếp tục bị chậm như đã từng diễn ra suốt nhiều năm qua. Trong điều kiện thị trường liên tục trồi sụt với một biên độ dao động quá lớn và trong thời gian rất ngắn khiến không ít DN đã tỏ thái độ chần chừ triển khai CPH và IPO.

TTCK lên - CPH tăng

Nhận định trên hoàn toàn có căn cứ nếu xét trên giác độ những diễn biến thực tế của TTCK. Năm 2006 được đánh giá là năm "thành công đặc biệt" của TTCK khi câu chuyện chứng khoán len vào từng bữa ăn, giấc ngủ của mỗi gia đình. Cổ phiếu của các DN phát hành tới đâu nhà đầu tư vét sach tới đó. Đây là nguyên nhân dẫn tới tốc độ CPH và IPO của các DN tăng đột biến trong năm 2007, không ít các DN muốn nhanh chóng CPH, nhanh chóng IPO để huy động vốn, để thu lợi nhuận ...

Năm 2007 khu vực DNNN được CPH chỉ đạt con số 150 DN. Cũng trong nửa đầu 2007, năm được đánh giá là rất thành công của TTCK với lượng cầu và cung đều được gọi khiêm tốn với từ "bùng nổ". Đặc biệt cũng trong giai đoạn trên, hơn 20.000 tỷ đồng đã được thu về cho Nhà nước thông qua việc IPO 57 DN với 390 triệu cổ phiếu. Chỉ tính riêng lượng 39 triệu cổ phiếu này đã chiếm tới 63,4% khối lượng cổ phần được chào bán với các DN như Bảo Việt, Đạm Phú Mỹ, Nhiệt điện Phả Lại...

Tốc độ CPH và IPO các DN trong giai đoạn này được xem là quá nhanh và là nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm của TTCK vào giữa và nửa cuối của năm 2007. Tuy nhiên cũng về tốc độ CPH DN, xét trên giác độ kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn 2007-2010 là 950 DN thì bình quân mỗi năm phải CPH được 237 DN. Như vậy thực tế chỉ thực hiện được 150 DN tức là mới hoàn thành được hơn 60%.   

Thị trường xuống - DN chần chừ ?

Cả năm 2008, chỉ có 73 DNNN được CPH, bằng 50% của năm 2007 và bằng 30% của kế hoạch bình quân trong 4 năm từ 2007 đến 2010. Tất nhiên con số này phần nào phản ánh sự chần chừ của nhiều DN sau khi không ít chuyên gia kinh tế đánh giá rằng, đầu năm 2007 các DN đã thực hiện quá ồ ạt. Năm 2008 cũng là năm kinh tế có nhiều biến động bất thường và TTCK bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi chỉ số VN-Index giảm hơn nửa, trên TTCK xuất hiện những cổ phiếu bị bán dưới mệnh giá và đã có DN thua lỗ phải rời sàn.

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận, khí thế hừng hực tiến hành CPH của không ít DN đã phần nào bị chặn đứng bởi sự trì hoãn được coi là sáng suốt của các đầu tàu kinh tế trong việc thực hiện IPO ở nửa cuối của năm 2007, mặc dù các DN này đều nói là không trì hoãn. VietcomBank dự kiến cuối năm 2007 VCB sẽ tiến hành IPO, thậm chí lên sàn. Tuy nhiên ngân hàng giải thích cho việc chưa lên là do đợi Chính phủ thông qua đề án cổ phần hóa. Tương tự Ngân hàng Công Thương VN, TCty rượu bia nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cũng thay đổi kế hoạch IPO. Không ít DN như Cty bóng đèn Điện Quang và Cty đầu tư vận tải dầu khí Vinashin (Shinpetrol)... còn rút hồ sơ chào bán cổ phần ra công chúng.

Thực tế cho thấy, sự chần chừ của không ít DN đã ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ CPH các DNNN đã được Chính phủ thông qua.

Năm nào cũng chậm

Năm 2003, theo kế hoạch phải sắp xếp và CPH 1.526 DN nhưng chỉ thực hiện được 60%. Số DN này cộng sang cho năm 2004 và lấn sang luôn cả năm 2005 (theo kế hoạch, năm 2005 phải triển khai sắp xếp và CPH 754 DN). Việc cộng dồn chậm tiến độ của nhiều năm liên tiếp càng khiến tốc độ CPH các DNNN thêm chậm.

Hiện cả nước đã CPH gần 3.756 DNNN và bộ phận DNNN. Tuy nhiên số vốn được CPH mới chiếm dưới 15% tổng số vốn trong các DNNN. Nếu không tính phần vốn nhà nước giữ lại tại các DN là 50% thì thực tế số vốn nhà nước đã được CPH chỉ chiếm khoảng 8%.

Thực tế các đợt IPO của các DN gần đây cho thấy, giá đấu thành công chỉ nhỉnh hơn giá chào không đáng kể. Cty Gang thép Thái Nguyên đưa ra đấu giá 26,561 triệu cổ phần, giá khởi điểm 10.100 đồng/CP, giá đấu thành công bình quân 10.113 đồng/CP. Hoặc mới đây, Cty CP Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao thực hiện đấu giá 5.418.800 cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng/CP cũng chỉ đạt mức giá đấu thành công bình quân là 13.956 đồng. Kết quả đấu giá trên được coi là thặng dư thu về không lớn. Tuy nhiên điều mà các nhà đầu tư thấy hài lòng là ngày càng có thể tiếp cận được cổ phiếu của các DNNN với mức gần với mệnh giá. Nếu các DN NN tiếp tục đợi thặng dư lớn, vẫn còn hi vọng gia tăng giá trị gấp 5 gấp 10 lần nhờ CPH, tiếp tục trù trừ trong việc CPH và IPO thì tốc độ CPH DNNN sẽ còn tiếp tục chậm so với kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt.
 

 Đến thời điểm 1/7/2010, tất cả DN 100% vốn nhà nước hiện có đều phải chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp dưới hình thức Cty cổ phần hoặc Cty TNHH. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng mới đây đã Chỉ thị triển khai thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 10/4/2009 của Bộ Chính trị với nội dung thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước và bổ sung chính sách chuyển DN 100% vốn nhà nước thành Cty cổ phần. Các đề án này trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong quý 3/2009.

(Theo Minh Giác // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Gói kích cầu 497: Nông dân khó “chạm tay”
  • Quyết liệt phát triển thị trường nội địa
  • “Đánh thức” Tây Nguyên: Chuyện không chỉ là vốn!
  • Đa số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hoạt động hiệu quả?
  • CPI tháng 7/2009: “Bước sóng” ngắn hơn
  • ĐBSCL: Câu hỏi “hóc búa” dành cho các nhà hoạch định chiến lược ?
  • 6 biện pháp cấp bách hỗ trợ cộng đồng người Việt ở Nga
  • Cần có định chế quản lý DN sau cổ phần hóa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi