Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Đánh thức” Tây Nguyên: Chuyện không chỉ là vốn!

 
Sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của khu vực Tây Nguyên.

Tăng trưởng GDP liên tục đạt trên 10% từ năm 2001 đến nay, có năm gấp đôi tốc độ tăng trưởng chung của cả nước, nhưng theo Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên - Mai Văn Năm, đây vẫn còn là khu vực khó khăn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng.

Và để “đánh thức” vùng đất còn chưa được khai thác này, sáng nay, 12/8, Ban chỉ đạo Tây Nguyên đã tổ chức cuộc gặp mặt các doanh nghiệp, nhà đầu tư để chuẩn bị cho Diễn đàn xúc tiến đầu tư Tây Nguyên 2009, sẽ diễn ra tại Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk) vào ngày 5/9 tới đây.

Cần 35 - 40 nghìn tỷ đồng đầu tư tính đến 2010

Trước các nhà đầu tư có mặt tại cuộc gặp sáng nay, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Bích Đạt khái quát những vấn đề Tây Nguyên đang phải đối mặt hiện nay. 

Đó là kinh tế tăng trưởng cao nhưng chưa thực sự bền vững; sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP nhưng đây cũng là khu vực mà vấn đề bảo vệ rừng rất phức tạp; công nghiệp đã phát triển nhưng chưa tạo được những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, xuất khẩu rất hạn chế…

“So với cả nước, số dự án FDI đầu tư vào Tây Nguyên mới chiếm khoảng 1,4% tổng dự án, chưa đầy nửa % tổng vốn đầu tư. Đặc biệt, trong khi năm 2008 cả nước thu hút trên 70 tỷ USD vốn FDI, 7 tháng đầu năm 2009 là trên 10 tỷ USD, thì Tây Nguyên gần như không tham gia vào dòng tăng trưởng đầu tư nước ngoài này”, ông Đạt nói.

Theo tính toán của Thứ trưởng Nguyễn Bích Đạt, nhu cầu vốn để phát triển Tây Nguyên là rất lớn, ước tính vào khoảng 35 - 40 nghìn tỷ đồng tính cho đến 2010. Trong khi đó, ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng được khoảng 35%, còn 65% cần phải huy đồng từ các nguồn khác như ODA, FDI và vốn trong nước.

Không chỉ là vốn 

Nhưng câu chuyện ở phía góc nhìn của doanh nghiệp lại không chỉ là vốn, là tiền.

Chủ tịch Tập đoàn Thái Hoà - đơn vị xuất khẩu chủ lực sản phẩm cà phê rang của Việt Nam - ông Nguyễn Văn An cho biết, chỉ vì chậm trễ trong việc bảo lãnh cho khoản vay mà nhà máy chế biến cà phê hoà tan của Thái Hoà tại Tây Nguyên, đáng lẽ đã đi vào sản xuất thì nay phải chờ đến năm 2011.

Theo ông An, việc huy động vốn không phải khó, đặc biệt là với doanh nghiệp ông, đã có nhiều định chế tài chính tìm đến đề nghị cung cấp khoản vay theo dự án. Tuy nhiên, để làm được việc này, cần phải có ngân hàng mạnh trong nước bảo lãnh. Và đây mới là rào cản lớn nhất chắn giữa doanh nghiệp và nguồn cung vốn, làm chậm tiến độ dự án và thay đổi nhiều mục tiêu trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp này.

Băn khoăn ở nhiều lẽ khác, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) Dương Văn Hoà tổng kết nhiều cái “bó” vẫn còn tồn tại khi đầu tư vào khu vực Tây Nguyên, đó là giải phóng mặt bằng khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, nguồn nhân lực vừa thiếu, vừa yếu, kể cả lao động giản đơn...

Cụ thể như chuyện cả hai hệ thống đường bộ đi vào Tây Nguyên quá chật chội và hiện đã xuống cấp, đi lại, vận chuyển rất khó khăn. Hay việc xác định quyền sở hữu đất đai khó khăn khiến việc giải phóng mặt bằng chậm. Hoặc chuyện quy định số tiền đền bù giải phóng mặt bằng không đủ nên rất khó thỏa thuận với chủ đất…

Và theo ông Hòa với những dự án lớn đến hàng nghìn tỷ đồng như của TKV đã đầu tư vào Tây Nguyên, việc chậm trễ một vài tháng thì tiền trả lãi đã rất nhiều.

Chuyện TKV phải chọn 11 học sinh người Tây Nguyên không đủ điểm vào đại học để gửi sang nước ngoài đào tạo đặc biệt cũng là một cái khó khác trong vấn đề tuyển dụng nhân sự đối với các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực Tây Nguyên.

Vị lãnh đạo của TKV cũng cho biết, trong số hàng ngàn lao động đang làm việc cho Dự án của TKV tại Tây Nguyên, có rất ít đồng bào dân tộc, mặc dù lượng lao động có hộ khẩu trong khu vực khá lớn.

Chủ tịch Tập đoàn Thái Hòa, đúc rút từ kinh nghiệm lăn lộn tại Tây Nguyên, cho rằng việc tăng giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp của Tây Nguyên cần được xem xét thỏa đáng, coi đây là động lực chính phát triển kinh tế khu vực này.

Cũng theo ông An, hiện nay, việc chỉ bán những sản phẩm nông nghiệp sơ chế của Tây Nguyên đang làm mất đi khoảng 35% giá trị mà những hàng hóa này có thể mang lại thêm cho vùng đất này.

Với cả hai doanh nghiệp đã đầu tư lớn vào Tây Nguyên như TKV hay Thái Hòa, chuyện khó và bó không chỉ là vốn. 

(Theo Anh Quân // VnEconomy)

  • Đa số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hoạt động hiệu quả?
  • CPI tháng 7/2009: “Bước sóng” ngắn hơn
  • ĐBSCL: Câu hỏi “hóc búa” dành cho các nhà hoạch định chiến lược ?
  • 6 biện pháp cấp bách hỗ trợ cộng đồng người Việt ở Nga
  • Cần có định chế quản lý DN sau cổ phần hóa
  • Tư vấn cho Việt Nam, GS Tom Cannon: Tiềm năng của Việt Nam đang bị phân tán
  • Cơ hội phát triển kinh tế của Việt Nam
  • Mở đường đánh thức tiềm năng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi