Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng. (Ảnh: Internet)
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng chỉ rõ cần phải có định chế hoàn thiện hơn để quản lý doanh nghiệp sau chuyển đổi, cổ phần hóa và yêu cầu kiện toàn Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp và lập kế hoạch kiểm tra công tác cổ phần hóa, chuyển đổi, sắp xếp các doanh nghiệp.
Phát biểu tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp ngày 22/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu hoàn thiện cơ chế, chính sách, mở rộng đường cho việc chuyển đổi, sắp xếp các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đúng thời hạn.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần nghiên cứu, soạn thảo Nghị định về thực hiện quyền và nghĩa vụ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và đánh giá việc thực hiện Nghị định 95/2006/NĐ-CP về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế. Nghị định 109/2007/NĐ-CP về chuyển công ty 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần cũng cần nghiên cứu sửa đổi, trong đó tập trung nghiên cứu quy định về việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược, bán cổ phần ưu đãi cho người lao động, đa dạng phương thức cổ phần hóa, xác định giá trị quyền sử dụng đất và lợi thế vị trí địa lý, ông Hùng nói.
Đến nay, Chính phủ mới có Nghị định quy định về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, chưa có quy định về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với loại hình công ty này.
Theo số liệu của Ban Chỉ đạo, đến nay cả nước có 1.546 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, bao gồm 7 công ty mẹ - tập đoàn nhà nước, 11 tổng công ty 91, 77 tổng công ty 90, 421 doanh nghiệp thành viên 100% vốn của tập đoàn, 1.026 công ty nhà nước độc lập, 3 ngân hàng thương mại và tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước
Với số lượng doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn, việc bảo đảm tất cả các doanh nghiệp này đều được chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp từ ngày 1/7/2010 dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn đòi hỏi trước tiên phải tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức, nếu chủ sở hữu bổ nhiệm từ 2 người trở lên làm đại diện ủy quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý sẽ có Hội đồng thành viên với quyền quyết định tăng hay giảm vốn điều lệ, sửa đổi điều lệ, bầu, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, tổ chức lại, giải thể công ty... Đối với công ty 100% vốn nhà nước, giao những quyền này cho Hội đồng thành viên là lớn./.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Theo GS Tom Cannon, Việt Nam có một bộ phận cộng đồng kinh doanh của người Việt ở nước ngoài hoạt động khá hiệu quả, nếu thu hút được các tài năng kinh doanh này thì sẽ rất tốt cho đất nước.
GS Tôm Ken-nơn (Tom Cannon), ÐH Li-vơ-pun (Anh), chuyên gia phát triển kinh tế chiến lược, cố vấn cao cấp của 30 tập đoàn xuyên quốc gia như American Express, Airbus... sẽ có chuyến thăm Việt Nam và thuyết trình về các vấn đề kinh tế tại Hà Nội (29-7) và TP Hồ Chí Minh (4-8). Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông.
Đầu tư gần 256 tỷ đồng xây dựng 12,1km đường, mở thông vùng kinh tế Nam Thanh - Bắc Nghệ. Ngày 19-7, tại xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Công ty Đầu tư xây lắp và thương mại 36 (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Sở GT-VT Nghệ An tổ chức khởi công tuyến đường nối quốc lộ 1A đến cảng Đông Hồi.
Ngành dệt may, da giày Việt Nam (VN) đã xác định, muốn gia tăng giá trị xuất khẩu bằng sản xuất FOB (mua đứt, bán đoạn), nhất định phải có chợ giao dịch nguyên phụ liệu (NPL) trong nước. Đây là gút mở quan trọng nhất cho hai ngành xuất khẩu chủ lực của VN. Nhưng gần 10 năm qua, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) vẫn chưa tìm được chỗ để xây dựng chợ NPL như mong muốn của Bộ Công thương. Trong khi đó, một số doanh nghiệp (DN) tư nhân ở phía Nam đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chợ NPL quy mô. Tuy nhiên, nghịch lý đã xảy ra.
Trong tháng 9/2009, bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính áp dụng tại 4 cấp chính quyền (bộ, tỉnh, huyện, xã) sẽ được công bố công khai trên Internet, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Sự kiện trên đánh dấu thành công bước đầu của việc triển khai Đề án 30 “Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010”.
Dù Luật Quản lý đô thị vừa được Quốc hội thông qua đã không chấp nhận đề xuất của Bộ Xây dựng là tái lập thiết chế Kiến trúc sư trưởng, nhưng để chuẩn bị tốt hơn cho đợt bùng nổ xây dựng có thể diễn ra sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đi qua, chúng ta cần xem lại cơ cấu tổ chức của bộ máy lãnh đạo về chiến lược quy hoạch kiến trúc.
Mặc dù Chính phủ và các bộ, ngành đang đốc thúc các địa phương đẩy mạnh việc triển khai chương trình nhà ở cho công nhân và người thu nhập thấp, nhưng trên thực tế, đến nay vẫn không có nhiều dự án được khởi động, trong đó có lý do là nhà đầu tư không mặn mà với các dự án này.
Mặc dù ngành hải quan đã có nhiều nỗ lực trong cải cách hành chính, nhưng nhiều DN vẫn cho là mình bị phiền nhiễu khi làm thủ tục thông quan hàng hóa. Tại buổi đối thoại giữa Cục Hải quan, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) và các DN vừa qua cho thấy, vẫn có nhiều vướng mắc trong quá trình làm các thủ tục.