Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp “cày” chủ yếu để trả lãi ngân hàng

picture
Công tác thu thuế năm 2012 sẽ gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không thuận lợi.

Thống kê sơ bộ của ngành thuế cho thấy, trong khi lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp dân doanh chỉ khoảng 75 nghìn tỷ đồng, số lãi vay trả ngân hàng đã lên tới hơn 200 nghìn tỷ đồng.

Đây cũng là một trong những lo ngại của ngành thuế về khả năng “đốc thu” năm nay khi mặt bằng lãi suất cao khiến doanh nghiệp tiếp tục gặp khó.

Tại hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2011 và nhiệm vụ công tác năm 2012 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, công tác thu thuế năm 2012 có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không thuận lợi.

Trong đó, cái khó nhất là cơ sở nguồn thu từ doanh nghiệp. Ý kiến từ các cục thuế địa phương cho thấy, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là mặt bằng lãi suất cao. Khó khăn này một phần xuất phát từ cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp rất “có vấn đề”.

Theo ước tính sơ bộ của ngành thuế, tổng số vốn chủ sở hữu của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay khoảng 320 nghìn tỷ đồng thế nhưng nguồn vốn đi vay đã lên đến khoảng 1,1 triệu tỷ đồng. Như vậy, một đồng vốn chủ sở hữu phải “cõng” khoảng 3 - 4 đồng vốn vay.

Tổng lãi vay phải trả hàng năm của khối doanh nghiệp này ước tính khoảng 220 nghìn tỷ đồng, trong khi đó, lợi nhuận sau thuế chỉ khoảng 75 nghìn tỷ đồng.

“Trong một năm họat động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chỉ thu được 75 nghìn tỷ đồng nhưng đã đóng góp cho ngành ngân hàng hơn 200 nghìn tỷ đồng. Đây là cái khó nhất của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp đang gặp nhiều rủi ro trong sản xuất kinh doanh”, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh.

Cũng theo nhận định của vị thứ trưởng này, tổng số tiền miễn, giảm thuế trong năm qua là quá nhỏ bé so với khó khăn của doanh nghiệp.

Nhận thức được những khó khăn trong công tác thu thuế năm 2012, ngành thuế xác định 4 nhiệm vụ năm 2012 trọng tâm của năm 2012.

Thứ nhất, toàn ngành tập trung, phấn đấu quyết liệt để hoàn thành vượt mức từ 3 - 5% nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2012 là 581.600 tỷ đồng. Trong đó thu từ dầu thô là 87.000 tỷ đồng; thu nội địa là 494.600 tỷ đồng, không kể tiền sử dụng đất là 457.600 tỷ đồng, tăng 19,9% so với ước thực hiện năm 2011.

Nhiệm vụ thứ hai là triển khai thực hiện triệt để các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.

Thứ ba, đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hoá hệ thống thuế, đảm bảo lộ trình đã được Bộ Tài chính phê duyệt, tiếp tục rà soát, cải cách thủ tục hành chính thuế đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực, chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện các thể chế, chính sách thuế góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế.

Nhiệm vụ thứ tư được quán triệt là thực hiện tốt chương trình phòng và chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Tăng cường công tác quản lý nội ngành, tăng cường kỷ cương kỷ luật, đổi mới phương pháp làm việc, củng cố năng cao chất lượng đội ngũ cán bộ...

Một điểm đáng chú ý khác trong họat động của ngành thuế năm 2012 là kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2012. Tổng cục Thuế cho biết, trên cơ sở phân tích rủi ro và giao kế hoạch cho các cục thuế đảm bảo tỷ lệ thanh tra đạt 1,5% và kiểm tra đạt 12,5% số doanh nghiệp đang quản lý trong toàn ngành.

Đồng thời, ngành thuế cũng sẽ thực hiện kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế.

(Theo Vneconomy

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi