Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thưởng Tết cao nhất tại Tp.HCM gấp 10 lần Hà Nội

picture
Mức thưởng Tết “khủng” năm nay vẫn thuộc về khối doanh nghiệp FDI và mức thưởng Tết Dương lịch còn cao hơn cả Tết Nguyên đán.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp.HCM vừa có báo cáo nhanh về tình hình tiền lương năm 2011 và kế hoạch thưởng Tết 2012.

Theo đó,  mức thưởng Tết cao nhất tại thành phố này thuộc về khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), với con số 700 triệu đồng, gấp hơn 10 lần mức thưởng Tết cao nhất tại Hà Nội vừa được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội công bố cách đây vài ngày.

Thưởng "Tết dương" cao hơn "Tết âm"

Báo cáo tổng hợp từ 1.118 doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế  trên địa bàn Tp.HCM cho thấy, mức thưởng Tết “khủng” năm nay vẫn thuộc về khối doanh nghiệp FDI và mức thưởng Tết Dương lịch còn cao hơn cả Tết Nguyên đán.

Cụ thể, mức thưởng Tết Dương lịch cao nhất là 700 triệu đồng và mức thưởng Tết Nguyên đán là 400 triệu đồng. Mức thưởng Tết thấp nhất trong các doanh nghiệp FDI là 611.000 đồng/người và mức bình quân chung là 3,89 triệu đồng/người.

Đối với doanh nghiệp vốn 100% nhà nước, mức thưởng Tết Dương lịch cao nhất là 33,7 triệu đồng/người, mức thưởng bình quân là 3 triệu đồng/người.  Tết Nguyên đán ở khối doanh nghiệp nhà nước thưởng cao nhất là 130 triệu đồng/người, bình quân 8,2 triệu đồng/người.

Doanh nghiệp cổ phần có vốn góp nhà nước mức thưởng cao nhất 356 triệu đồng/người và mức bình quân là 11,281 triệu đồng/người.

Các doanh nghiệp dân doanh mức thưởng cao nhất là 88,25 triệu đồng/người, thấp nhất 910.000 đồng/người.

Kết quả tổng hợp cũng cho thấy, mức thưởng cao nhất năm nay tại Tp.HCM vẫn thuộc về các ngành ngân hàng, chế tạo thiết bị lạnh,  sản xuất sữa và kinh doanh  địa ốc. Ngược lại, các doanh nghiệp sản xuất với quy mô nhỏ, các doanh nghiệp thâm dụng lao động trong ngành may mặc, da giầy vẫn có mức thưởng thấp, chủ yếu là một tháng lương cơ bản.

Ông Lê Thành Tâm, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp.HCM cho biết, có 148 doanh nghiệp cho biết gặp nhiều khó khăn trong việc trả lương, thưởng Tết năm nay. Tuy nhiên, hiện tại Sở chưa nhận được thông tin nào về việc doanh nghiệp không có thưởng.

Kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp vẫn trả lương “khủng”

Tổng hợp báo cáo từ 958 doanh nghiệp ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp.HCM cũng cho thấy mặc dù kinh tế khó khăn nhưng nhìn chung các doanh nghiệp vẫn đảm bảo thu nhập cho người lao động. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp vẫn trả lương “khủng” lên đến hàng trăm triệu đồng/tháng trong năm 2011.

Cụ thể, mức lương “khủng” nhất đang thuộc về một lãnh đạo doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với mức 545 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, mức lương bình quân tại khu vực này là 4,2 triệu và mức thấp nhất là 1,9 triệu đồng.

Khu vực doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đang có mức lương bình quân là 7,2 triệu đồng năm 2011 và thấp nhất là 3,5 triệu đồng. Nhiều vị trí lãnh đạo của các doanh nghiệp khối này nhận được mức lương 56 triệu đồng/tháng.

Và, khu vực doanh nghiệp cổ phần có góp vốn nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cũng đề cao vị trí lãnh đạo doanh nghiệp khi trả mức lương cho những vị trí này lên đến hàng trăm triệu đồng/tháng. Trong khi đó, mức lương của người lao động chỉ trên dưới 3 triệu. Cụ thể, mức lương cao nhất tại doanh nghiệp tư nhân là 160 triệu đồng/tháng, còn thấp nhất đang là 2,57 triệu đồng/tháng.

(Theo Vneconomy

  • Đủ “mánh” chuyển giá của doanh nghiệp FDI
  • Lập “đội đặc nhiệm” về xếp hạng tín nhiệm cho Việt Nam
  • Thưởng Tết năm nay khó được như năm ngoái
  • Bộ Tài chính nói gì về kết quả kiểm tra doanh nghiệp xăng dầu?
  • Đến 2020: Kênh bán lẻ hiện đại nắm 40% thị phần
  • Vốn cho doanh nghiệp: Rất thiếu và rất… nhiều!
  • Tạm dừng lập mới tập đoàn nhà nước?
  • Giá điện cho ngành thép và xi măng: Phải tính lại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi