Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đủ “mánh” chuyển giá của doanh nghiệp FDI

picture
Cho vay lãi cao, ký hợp đồng giá thấp cho doanh nghiệp Việt là những "mánh" chuyển giá đã bị phát giác - Minh họa: Khều.

Bộ Tài chính cho biết, việc tăng cường thanh tra chống chuyển giá đã bước đầu “tác động” đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khi một số doanh nghiệp đã tự điều chỉnh hạch toán để giảm lỗ và có phát sinh thu nhập chịu thuế.

Phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2012, được tổ chức hôm 24/12, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp nói, thu thuế từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong năm nay tăng khoảng 11,3% so với năm trước. Kết quả này có phần đóng góp của những nỗ lực chống chuyển giá trong năm nay.

Thanh tra chuyển giá của doanh nghiệp FDI là một trong những nội dung chuyên đề của ngành tài chính trong năm nay. Theo kế hoạch, trong năm nay cơ quan thuế tiến hành thanh tra 1.276 doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chuyển giá, bao gồm: có số lỗ lớn, liên tục; doanh nghiệp lỗ vượt vốn chủ sở hữu nhưng vẫn đầu tư mở rộng…

Số liệu chính thức từ Bộ Tài chính cho hay, tính đến ngày 15/12/2011, ngành tài chính đã thanh tra 856 doanh nghiệp lỗ, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá và xử lý giảm lỗ khoảng 4.400 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm trước; đồng thời truy thu thuế và phạt khoảng 1.650 tỷ đồng, tăng 4 lần so với năm ngoái.

Đề cập đến các “mánh” chuyển giá của doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, qua thanh tra đã phát hiện các hình thức chuyển giá thông qua hoạt động giao dịch liên kết như: nhà đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam nhưng nâng giá trị máy móc, thiết bị và công nghệ; chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp liên kết tại Việt Nam; định giá tiền bản quyền thương hiệu rất cao so với thực tế; hay chuyển giá thông qua bán hàng hóa, nguyên vật liệu thấp hơn nhiều so với giá bán cho các bên không có quan hệ liên liên kết.

Ngoài ra, Bộ cũng xác định được các hành vi chuyển giá khác như chuyển giá thông qua việc các tập đoàn, công ty mẹ tại nước ngoài ký hợp đồng sản xuất kinh doanh, dịch vụ với các công ty các nước với đơn giá cao, sau đó giao lại cho công ty con tại Việt Nam với giá rất thấp; hay cho công ty con tại Việt Nam vay vốn tính lãi, phí dịch vụ cao bất thường…

(Theo Vneconomy)

  • Lập “đội đặc nhiệm” về xếp hạng tín nhiệm cho Việt Nam
  • Thưởng Tết năm nay khó được như năm ngoái
  • Bộ Tài chính nói gì về kết quả kiểm tra doanh nghiệp xăng dầu?
  • Đến 2020: Kênh bán lẻ hiện đại nắm 40% thị phần
  • Vốn cho doanh nghiệp: Rất thiếu và rất… nhiều!
  • Tạm dừng lập mới tập đoàn nhà nước?
  • Giá điện cho ngành thép và xi măng: Phải tính lại
  • Tháng khuyến mãi, được gì?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi