Theo tin ngày 22-12 của báo The Times (Luân Đôn), do ngày càng phát hiện thêm nhiều nạn nhân của vụ vỡ hụi 50 tỷ USD, Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI buộc phải rút một số đặc công từ bộ phận chống khủng bố sang điều tra vụ này.
Mười ngày sau khi Madoff tiết lộ cho hai con trai mình biết về vụ lừa đảo kinh thiên động địa nói trên, FBI cũng như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ SEC (cơ quan điều hành phố Wall) đã thu hẹp diện điều tra, tập trung vào việc tìm xem cá nhân và quỹ đầu tư nào đã tiếp tay cho Madoff. Cơ quan Kiểm sát Mỹ cho rằng không có sự giúp đỡ lớn từ bên ngoài thì trong vài năm ngắn ngủi Madoff không thể nào thực hiện được một vụ lừa đảo lớn như vậy. Dư luận tin là J. Ezra Merkin người đứng đầu giáo hội Do Thái Giáo ở Mỹ đã cung cấp cho Madoff khách hàng và cơ hội tiếp súc với các cơ quan từ thiện và các trường đại học nổi tiếng của cộng đồng người Do Thái. Ascot Partners, một quỹ phòng hộ do J. Ezra Merkin sáng lập, đã đầu tư 1,8 tỷ USD vào công ty của Madoff.
Cùng với tiến độ điều tra, danh sách các nạn nhân ngày một tăng lên. Fairfield Greenwich Group (chuyên quản lý tài sản) là nạn nhân số một với thiệt hại lên tới 7,5 tỷ USD.
Cơ quan Kiểm sát hiện đang thu thập các chứng cớ phạm tội của Madoff. Chính phủ Mỹ tiếp tục tăng sức ép với FBI và SEC, yêu cầu giải thích tại sao trước đó họ chưa thể ngăn chặn nổi một vụ lừa đảo quy mô lớn như vậy. Tổng thống mới đắc cử Barack Obama cũng lên án các cơ quan giám sát quản lý Mỹ đã không làm tròn trách nhiệm.
Trên thực tế, trong 10 năm qua SEC đã có phát giác về vụ lừa đảo kiểu Ponzi này. Harry Markopolos, chuyên gia về chứng khoán phái sinh (derivatives expert) từng làm việc cho một quỹ cạnh tranh, đã bỏ ra 10 năm đốc thúc SEC triển khai điều tra Madoff. Tháng 11-2005 ông viết một bản báo cáo 19 trang với đầu đề Quỹ Phòng hộ lớn nhất thế giới là một màn lừa đảo (The World’s Larget Hedge Fund is a Fraud), trong đó Markopolos có trích dẫn một phần chiến lược đầu tư của Madoff.
Harry Markopolos cho biết rất nhiều người trong giới tài chính, kể cả một số nhà quản lý cấp cao, đã nói với ông rằng các vụ làm ăn của Madoff có tính lừa đảo.
Hiện nay công ty Madoff đang bị phát mại; cá nhân Madoff đã bị cáo buộc phạm tội lừa đảo, chắc chắn sẽ không tránh khỏi phải ngồi tù.
Danh sách các nạn nhân bị thiệt hại nặng nhất (theo thứ tự mức độ thiệt hại) như sau:
1) Fairfield Greenwich Group (công ty quản lý đầu tư) 7,5 tỷ USD;
2) Tremont Group (quỹ phòng hộ) 3,3 tỷ USD;
3) Banco Santander (ngân hàng Tây Ban Nha) 2,87 tỷ USD;
4) Bank Medici (ngân hàng Áo) 2,1 tỷ USD;
5) Ascot Partners (quỹ phòng hộ do J. Ezra Merkin sáng lập) 1,8 tỷ USD;
6) Access International Advisors (công ty đầu tư ở New York) 1,4 tỷ USD;
7) Fortis Bank Nederland (Hà Lan) 1,35 tỷ USD;
8) Union Bancaire Privée (ngân hàng Thụy Sĩ) 1 tỷ USD;
9) HSBC (ngân hàng Anh) 1 tỷ USD;
10) RBS (ngân hàng Anh) 599 triệu USD;
11) Natixis (ngân hàng đầu tư Pháp) 554 triệu USD;
12) Carl Shapiro (Kay Windsor sáng lập) 545 triệu USD;
13) BNP Paribas (ngân hàng Pháp) 431 triệu USD;
14) BBVA (ngân hàng Tây Ban Nha) 369 triệu USD:
15) Man Group (quỹ phòng hộ Anh) 360 triệu USD:
16) Reichmuth & Co (ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ) 327 triệu USD:
17) Nomura (công ty môi giới chứng khoán Nhật) 304 triệu USD:
18) Maxam Capital Management (quỹ ở bang Connecticut, Mỹ) 280 triệu USD:
19) EIM (công ty đầu tư châu Âu) 230 triệu USD:
20) Aozora Bank (ngân hàng Nhật) 137 triệu USD:
21) AXA (công ty bảo hiểm Pháp) 123 triệu USD:
22) Yeshiva University (trường đại học tư thục ở New York) 110 triệu USD:
23) UniCredit (ngân hàng Italy) 92 triệu USD:
24) UBI Banca (ngân hàng Italy) 86 triệu USD:
25) Swiss Life Holding (công ty bảo hiểm Thụy Sĩ) 78.9 triệu USD:
26) Great Eastern Holdings (công ty bảo hiểm Singapore) 64 triệu USD:
27) Nordea Bank (ngân hàng Thụy Điển) 59 triệu USD:
28) M&B Capital Advisers (công ty môi giới chứng khoán Tây Ban Nha) 52,8 triệu USD:
29) Hyposwiss (ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ) 50 triệu USD:
30) Banque Bénédict Hentsch & Cie (ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ) 48,8 triệu USD:
31) Fairfield, Connecticut (quỹ hưu trí thành phố của lính cứu hỏa, cảnh sát và giáo viên bang Connecticut ở Mỹ) 42 triệu USD.
Vợ của nhân vật chính trong vụ bê bối tài chính Bernard Madoff đã rút 15,5 triệu USD từ vốn đồng sở hữu của chồng tại một công ty chứng khoán ở New York (Mỹ), trước khi ông này bị bắt.
Theo Reuters, tỷ phú “siêu lừa” tại Wall Street, Bernard Madoff đã chấp nhận bị tòa án phong tỏa tài sản vĩnh viễn. Ủy ban Giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC) cho biết, tòa án sẽ quyết định số tiền phạt Madoff phải nộp.
Tòa án Phá sản Liên bang ở Manhattan (Mỹ), vừa công bố một danh sách dài dằng dặc nạn nhân của "trùm lừa" Bernard Madoff.
Danh sách hàng ngàn nạn nhân vụ bê bối tài chính Bernard Madoff dài tới 162 trang, trong đó chủ yếu là các ngân hàng đa quốc gia, các hiệp hội, quỹ từ thiện, họ hàng của Madoff và cả những nhân vật nổi tiếng.
Nicholas Cosmo, Giám đốc điều hành công ty đầu tư tài chính Agape Word, đã bị bắt giam ngày 27/1 với tội danh lừa đảo các nhà đầu tư để chiếm đoạt 370 triệu USD theo hình thức vay nợ đa cấp.
Tòa án Mỹ ngày 12/1 đã bác bỏ yêu cầu của các công tố viên và cho phép trùm lừa đảo đa cấp Bernard Madoff tiếp tục được quản thúc tại gia, tuy nhiên cũng áp đặt thêm những hạn chế mới nhằm ngăn chặn ông này phát tán tài sản qua đường bưu điện.
"Siêu lừa" Bernard Madoff đã ra lệnh cho công ty của ông ta có trụ sở tại London (Anh) chuyển 100 triệu bảng Anh (tương đương 150 triệu USD) cho công ty Mỹ chỉ vài tuần trước khi bị bắt giữ với cáo buộc lừa đảo "đa cấp".
Các công tố viên tại New York một lần nữa yêu cầu tòa án ra lệnh bắt giam ngay Bernard Madoff sau khi đưa ra chứng cứ chứng tỏ "siêu lừa" này đang tìm cách tẩu tán một lượng trang sức trị giá 1 triệu USD cho bạn bè và người thân.
Có thể nói, cho tới lúc này, thế giới vẫn chưa hết sốc trước vụ ông cựu chủ tịch sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq, tỷ phú Bernard Madoff, “hô biến” số tiền 50 tỷ USD trong một vụ gian lận tài chính có thể nói là lớn nhất trong lịch sử ngành tài chính Mỹ.
Theo tin ngày 22-12 của báo The Times (Luân Đôn), do ngày càng phát hiện thêm nhiều nạn nhân của vụ vỡ hụi 50 tỷ USD, Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI buộc phải rút một số đặc công từ bộ phận chống khủng bố sang điều tra vụ này.
Ngày càng xuất hiện nhiều nạn nhân của một trong những vụ lừa đảo lớn nhất tại thị trường tài chính Wall Street liên quan đến nhà quản lý đầu tư một thời được coi là "huyền thoại Mỹ", Bernard Madoff.
Cuối tuần trước, giới tài chính quốc tế xôn xao vì vụ gian lận tài chính lên tới 50 tỷ USD ở Phố Wall, mà “tác giả” lại chính là một trong những nhà giao dịch chứng khoán huyền thoại của nước Mỹ, đồng thời là một cựu chủ tịch của sàn chứng khoán Nasdaq - ông Bernard L. Madoff.
Bernard Madoff, vị tỷ phú bị cáo buộc lừa đảo 50 tỉ USD, đã phải nộp 10 triệu USD bảo lãnh và chịu sự quản thúc tại gia.
Chủ tịch Ủy ban Hối đoái và Chứng khoán Mỹ (SEC) Christopher Cox thừa nhận đã không giám sát chặt chẽ hoạt động của Công ty Madoff đồng thời cho biết “tôi vẫn “choáng váng” vì Madoff đã “che mắt” chúng tôi, gây ra một vụ gian lận tầm cỡ như vậy”.
Mặc dù cho tới nay Citigroup và các đại gia ngân hàng khác của Mỹ vẫn chưa dính tới vụ scandal của Madoff nhưng đây sẽ là một ví dụ điển hình về sự đáng tiếc xảy ra đối với lĩnh vực tài chính Mỹ.