Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Trang thứ sáu mươi: Máy bay Mỹ bị dân quân bắn rơi tại ấp Bình Hòa Thượng - Đồng Tháp (7/1970) và tại Mỹ Xuyên - Sóc Trăng (1972).
Bài đăng Báo Sông Hương
"TUYỀN"
Cuối 1959, đầu 1960, nhà báo, Nhà văn Nguyễn Mai được cấp trên rút từ đô thị vào vùng căn cứ làm báo. Trước đó, từ những năm 1954 đến 1959 tác giả công tác hợp pháp ở Sài Gòn, thị xã Cà Mau, Bạc Liêu và viết nhiều bài cho Tuần báo Sông Hương. Tạp chí văn học Tinh Hoa, Tạp chí văn nghệ Tân Văn, Tuần báo Bông Lúa, VUI SỐNG, NHÂN LOẠI… với nhiều bút danh khác nhau.
Những đóng góp ở giai đoạn này của NGUYỄN MAI (Cũng như Nhà văn Lê Vĩnh Hòa) cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước ở lĩnh vực văn học, báo chí vô vàn quý giá.
Trong chùm di bút của anh, sót lại bài Tuyền:
"Cái nghèo đã đưa đẩy Tuyền đến chỗ này - một hố sâu của tội lỗi, hay có thể nói là sự đê hèn nhứt của cuộc đời. Đã bao nhiêu lần, Tuyền nghiêm khắc với mình, Tuyền bóp chết những ý nghĩ vẩn vơ có thể dẫn mình vào cạm bẫy. Nhưng, một phút - chỉ một phút thôi - lãng quên, nàng như cánh thiêu thân, bay vào lửa đỏ, mà nàng vẫn không hay! Thế là tàn tạ.
Tuyền không biết tại lòng hèn yếu của mình, hay là do xã hội -cái xã hội tồi bại, nhuốc nhơ? Có lẽ là do ở cả hai. Nàng muốn đâm liều nhảy xuống mặt đường. Tầng lầu thứ năm này sẽ giải quyết cho nàng khỏi còn lo nghĩ nữa… Nàng chỉ cần gieo mình xuống…!!! Ai cản Tuyền được trong phút quyết định này?…
Nhưng… nhưng Tuyền do dự. Sợ chăng? Không. Làm gì lại sợ, khi mà Tuyền đã chán đến cái hơi thở của mình. Tuyền muốn sống, vì Tuyền cần phải sống, sống để xây lại một cuộc sống mới mẻ và khoáng đạt hơn. Cuộc sống đen tối đi qua như một cái bóngmaghê rợn. Bây giờ, Tuyền vẫn còn đủ thời gian làm sống lại cuộc đời. Nàng quyết rằng nàng sẽ không bao giờ vướng bẫy, khi nàng đã rơi vào bẫy hết một lần.
Hai giờ khuya. Căn phòng trống trải. Bóng Tuyền nghiêng đổ trên tấm lụa nệm hoa nhăn nhíu. Lạnh. Dưới đường, hình như im vắng như những đêm im vắng. Thỉnh thoảng, tiếng xe cảnh binh chạy vụt qua, lê thê tiếng rú dài.
Tuyền thẩn thờ nằm xuống. Nàng kéo chiếc chăn lên khỏi ngực, rồi úp mặt vào gối, nhòe nước mắt. Cha? - Không còn! Mẹ? - Không còn! Trinh tiết của một người con gái? - Cũng không còn!!! Trời ơi! Vụng dại.
Mái tóc rối bòng của Tuyền run lên, vì thổn thức. Tất cả còn sót lại trong lòng nàng là một sự chán chường, tủi nhục đến nhói đau…
Chép lại 10/4/1964
Tuần báo Sông Hương - 1959.
L.H
Những tờ báo công khai đã đình bản mấy chục năm rồi. Nhưng trong lòng thế hệ bạn đọc nửa cuối thế kỷ XX còn nhớ nhiều tác phẩm của nhà báo, nhà văn, thi sĩ Nguyễn Mai.
27
Trang thứ sáu mươi mốt:
Đây là một đoạn văn tác giả gạch bỏ, trang giấy nát nhèo, nhòa mực, song còn đọc được:
"Trời mới hừng sáng, thì có tiếng đầm già. Anh Dương Văn Rạng (du kích ấp Cái Keo, xã Định Thành, quận Châu Thành) vội vã ôm cây trường Đức ra ngoài công sự. Anh hầm cái thứ máy bay này lắm. Hễ nghe hơi nó là anh muốn tìm cách bắn cho lỵ…".
12/10/66"
Dưới một gạch ngang qua trang, Nguyễn Mai ghi tiếp:
"Vẽ khung cảnh chiếc máy bay bị trọng thương (Rạng)"
"Vẽ khung cảnh chiếc máy bay bị bắn rớt (Việt, Phong)"
Một gạch ngang qua trang, viết tiếp:
"Bố cục một cách khác:
Rồi đến gặp 3 chiến sĩ du kích".
Bài viết về anh Rạng du kích Cái Keo bắn chiếc đầm già bị trọng thương, rớt… là chiến công của ba chiến sĩ du kích. Nhưng vì chỉ còn lại một đoạn, lại quá ngắn, nên ta không rõ diễn biến cuộc chiến đấu.
Nhờ đoạn dưới: Nguyễn Mai dự kiến đạo diễn cho họa sĩ tờ báo vẽ hình chiếc máy bay bị thương, rớt. Và tác giả đến gặp 3 chiến sĩ du kích.
Vì phóng viên không có máy ảnh, nên phải dùng ký họa hay tranh minh họa các bài báo. Nguyễn Mai rất kỹ lưỡng, nên bài anh viết, anh dự kiến nên góp ý anh em họa sĩ vẽ như thế nào cho bài có sức mạnh hơn.
Trang di bút cho ta hiểu thêm về Nguyễn Mai xử lý tác phẩm của anh.
Trang thứ sáu mươi hai:
Mỹ rãi chất độc (đợt 2)
"Ngày 3/9/1962 dương lịch. Đợt II: 5 máy bay Mỹ rải chất độc (Hai Dakotas, 3 còng cọc yễm trợ)"
"Đầu tiên 3/8/62 dương lịch"
"5 chiếc Dakotas trong 5 đêm rải toàn xã Khánh Bình Đông liên tiếp, giác khuya, khi mọi nhà đi ngủ thì bất ngờ chúng rải chất độc…".
"Tháng 4/63 chúng rải một lần nữa. Lần trước không chết lá, nên chúng rải chồng thêm. Đêm, chúng thả hỏa châu sáng trời (3 chiếc máy bay rải thuốc độc) chúng rải lén nhiều lần để hủy diệt vườn và rừng".
"Hai bờ Sông Đốc: dày từ 1 đến 3 công lá"
"Rạch Bào - gió Đông tạt qua cây lá chết tiệt lối 300 đến 500 thước"
"Nặng là vùng bên kia Sông Đốc (Khánh Bình Đông)"
Những thời điểm giặc rải chất độc ở đây. Tôi và nhiều cán bộ cùng đồng bào Khánh Bình Đông (Sông Đốc) bị thuốc bột trắng xối lên đầu, ngặt nghèo, khó thở.
Nhưng lâu ngày, quên nhiều hơn nhớ. Nay đọc mấy dòng ghi vắn tắt, ngoằn ngoèo của Nguyễn Mai, khiến chúng ta nhớ lại. Thật ra, nếu không có Nguyễn Mai, chúng ta không còn những chi tiết lịch sử quan trọng này.
Bản thảo bị cắt chia rời rạc - Hơn nữa tác giả cũng ghi nhiều trang cách khoảng nhau. Nên tôi cứ ghi lặp đi lặp lại nhiều trang - không sợ trùng. Các nhà sử học sẽ có thêm tư liệu để đánh dấu những cột mốc tình hình tội ác của Mỹ bấy giờ./.
(Theo NGUYỄN BÁ/CMO)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com