Bất chấp nền kinh tế thế giới đang suy thoái, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn có cái nhìn lạc quan về sự tăng trưởng kinh tế, kế hoạch đầu tư vốn, kế hoạch tuyển dụng và sự phát triển thương mại quốc tế.
Ngày 15/1/2009, Ngân hàng HSBC đã công bố kết quả khảo sát về mức độ tin tưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực châu Á - Thái Bình Dương về tăng trưởng kinh tế.
Kết quả khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bangladesh, Việt Nam và Ấn Độ lạc quan nhất về sự tăng trưởng kinh tế trong năm 2009. Trong khi đó, các doanh nghiệp ở Singapore, Đài Loan và Hồng Kông lại có thái độ bi quan nhất.
Vẫn lạc quan
Cuộc khảo sát của HSBC về mức độ tin tưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực châu Á-Thái Bình Dương do Công ty TNS (một công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu) thực hiện vào quý 4/2008, với sự tham gia của hơn 3.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại 10 nước và vùng lãnh thổ, bao gồm: đặc khu hành chính Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Bangladesh, Singapore, Ấn Độ, Việt Nam, Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia.
Trong cuộc khảo sát này, lãnh đạo của các doanh nghiệp được hỏi về kỳ vọng của họ đối với nền kinh tế trong nước sáu tháng sắp tới, kế hoạch tăng giảm vốn đầu tư, nhân sự, cũng như dự đoán của họ về khối lượng mậu dịch với Trung Quốc và các quốc gia còn lại ở châu Á cũng như trên toàn thế giới.
Bất chấp nền kinh tế thế giới đang suy thoái, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn có cái nhìn lạc quan về sự tăng trưởng kinh tế, kế hoạch đầu tư vốn, kế hoạch tuyển dụng và sự phát triển thương mại quốc tế.
Cuộc khảo sát này cũng cho thấy phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sẽ duy trì nguồn nhân sự hiện tại, trong đó 55% khẳng định sẽ giữ nguyên số nhân sự và 40% cho biết sẽ tăng cường nhân lực.
58% doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bangladesh kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục tăng, tiếp theo là Việt Nam với 44%. Tại Việt Nam, một số lượng nhỏ hơn (24% so với 33% của quý 2/2008) nghĩ rằng nền kinh tế chung sẽ suy giảm, 32% tin rằng tăng trưởng kinh tế sẽ vẫn giữ nguyên (năm 2008 là 26%) và 30% kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng trưởng hơn 4%, sáu tháng trước con số này chỉ ở mức 21%.
Về kế hoạch đầu tư vốn, trong sự bất ổn kinh tế hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp trong khu vực đang trì hoãn các kế hoạch đầu tư vốn trong sáu tháng tới. Tuy nhiên, Bangladesh, Việt Nam và Ấn Độ có thể giữ nguyên mức cũ hay thậm chí tăng mức đầu tư.
Tại Việt Nam, 45% các doanh nghiệp được hỏi sẽ giữ nguyên, 28% sẽ tăng ít và 20% sẽ tăng đáng kể mức đầu tư.
Về kế hoạch tuyển dụng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỏ ra khá ổn định trong nửa đầu năm 2009 khi rất ít các doanh nghiệp có kế hoạch cắt giảm nhân sự. Bangladesh là quốc gia lạc quan nhất với 51% doanh nghiệp được hỏi cho biết đang lên kế hoạch tăng nhân sự.
Các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục tỏ ra khá lạc quan với 55% công ty giữ nguyên mức nhân sự, 40% kỳ vọng sẽ tăng nhân sự và rất ít công ty có kế hoạch cắt giảm nguồn nhân lực.
Sẵn sàng thích nghi
Về triển vọng giao thương quốc tế với Trung Quốc, các quốc gia còn lại tại châu Á và trên toàn thế giới, khảo sát cho thấy Bangladesh là quốc gia lạc quan nhất về sự tăng trưởng thương mại với Trung Quốc với 80% mong đợi khối lượng mậu dịch tăng cao hơn mức 2008, tiếp theo là Việt Nam (46%) và Ấn Độ (29%).
Về kỳ vọng tăng trưởng giao thương quốc tế với các nước còn lại ở châu Á, Bangladesh cũng dẫn đầu với 68%, tiếp theo là Việt Nam (46%) và Ấn Độ (37%). Còn tại vùng lãnh thổ Hồng Kông, chỉ 10% doanh nghiệp được hỏi tin vào sự tăng trưởng giao thương với các nước còn lại của châu Á.
Bangladesh cũng là nước lạc quan nhất về vấn đề giao thương với các quốc gia còn lại trên thế giới với 76% tin vào sự tăng trưởng, tiếp theo sau là Việt Nam (45%).
Ông Huỳnh Bửu Quang, Giám đốc khối Dịch vụ tài chính doanh nghiệp của HSBC cho rằng, dù năm 2008 là một năm đầy biến động thì chỉ số lạc quan của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn nằm trong nhóm cao nhất của 10 nước và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
"Cũng như HSBC, các doanh nghiệp này tin tưởng vào nền tảng vững chắc cho triển vọng phát triển lâu dài và mạnh mẽ của Việt Nam với nguồn lao động trẻ năng động, nền chính trị ổn định, vị trí địa lý quan trọng trong khu vực và sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường tiêu dùng nội địa", ông Quang nói.
Ngoài ra, ông còn cho rằng, các doanh nghiệp cũng nên nhận thức rõ năm 2009 sẽ có nhiều thử thách lớn hơn khi nền kinh tế thế giới tiếp tục trải qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất. Tình hình kinh tế giai đoạn đầu năm 2009 sẽ ngày càng khó khăn hơn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, ông Quang cho biết, HSBC cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp này trong giai đoạn khó khăn với nhiều sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đa dạng được thiết kế riêng cho thị trường Việt Nam.
Tỉnh Hưng Yên hiện có 297 hợp tác xã (HTX), trong đó có 174 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 36 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 55 quỹ tín dụng nhân dân, 17 HTX giao thông vận tải... Các HTX thu hút gần 64,2 nghìn xã viên tham gia.
Viện Dịch vụ Marketing Các Hợp tác xã và Công ty vừa và nhỏ của Indonexia (LLP-KUKM) đang chuyển hướng tập trung vào thị trường nội địa, sau khi nhu cầu hàng xuất khẩu giảm mạnh.
Singapore là một quốc gia nhỏ bé ở khu vực Đông Nam Á, nằm giữa Malaysia và Indonesia. Tổng diện tích tự nhiên là 682,7 km2, dân số 4,6 triệu người; mật độ dân số cao, nguồn tài nguyên khoáng sản không có, nông nghiệp không phát triển. Nhìn chung, nếu so sánh với các quốc gia khác trong khu vực, Singapore gặp nhiều khó khăn, khó có điều kiện phát triển.
Ở Nhật Bản, các hợp tác xã nông nghiệp được tổ chức theo ba cấp: Liên đoàn toàn quốc hợp tác xã nông nghiệp; Liên đoàn hợp tác xã nông nghiệp tỉnh; Hợp tác xã nông nghiệp cơ sở. Các Hợp tác xã nông nghiệp cơ sở gồm hai loại: đơn chức năng và đa chức năng. Từ năm 1961 trở về trước các hợp tác xã đơn chức năng khá phổ biến. Nhưng từ năm 1961 trở về đây, do chính phủ Nhật Bản khuyến khích hợp nhất các hợp tác xã nông nghiệp nhỏ thành hợp tác xã nông nghiệp lớn, nên mô hình hoạt động chủ yếu của hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản hiện nay là đa chức năng.
Đối với hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), việc tiếp thị các sản phẩm hoặc dịch vụ là một thách thức lớn. Phải thiết lập một chiến lược tiếp thị có mối liên hệ rõ ràng giữa các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với SME của bạn - như là nhà sản xuất sản phẩm hoặc nhà cung cấp dịch vụ đó. Điều này có nghĩa là chỉ liếc qua người tiêu dùng có thể phân biệt giữa các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với các sản phẩm hoặc dịch vụ cùng loại của các đối thủ cạnh tranh và liên hệ chúng với những chất lượng mong muốn nhất định.
Trước khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp phải trải qua rất nhiều bước quan trọng, từ khâu tìm hiểu thị trường xuất khẩu phù hợp, ước tính nhu cầu cho tới khâu tìm kênh phân phối, tính toán chi phí và gây quỹ. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét để chỉ ra một số nguyên nhân chính vì sao bạn lại phải coi trọng các vấn đề về sở hữu trí tuệ khi lên kế hoạch cho chiến lược xuất khẩu cũng như tìm hiểu các cách thức mà quyền sở hữu trí tuệ có thể làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa của bạn (SME) tại các thị trường xuất khẩu.
Các nhãn hiệu của bạn, về nhiều mặt, là diện mạo doanh nghiệp của bạn. Chúng cho phép khách hàng phân biệt được sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh của bạn, tạo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của bạn có khả năng để bán ra thị trường một cách tốt hơn hàng hóa hoặc dịch vụ của mình. Nhưng nhãn hiệu không chỉ được sử dụng như dấu hiệu nhận dạng. Chúng còn được xem là sự đảm bảo về chất lượng trước sau như một. Một khách hàng nếu đã hài lòng với chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn sẽ tiếp tục mua nó dựa vào chất lượng mong đợi nhờ vào nhãn hiệu đã biết.
“Thông tin patent” là các thông tin kỹ thuật và pháp lý bao gồm các tư liệu patent được cơ quan patent xuất bản định kỳ. Một tư liệu patent bao gồm bản mô tả đầy đủ cách thức thực hiện sáng chế được cấp patent và những yêu cầu bảo hộ xác định phạm vi bảo hộ cũng như các thông tin về người được cấp patent, thời điểm cấp patent và dẫn chiếu các tài liệu liên quan. Khoảng hai phần ba các thông tin kỹ thuật được bộc lộ trong patent không được xuất bản ở bất kỳ nơi nào khác và toàn bộ các tư liệu patent trên toàn thế giới bao gồm khoảng 40 triệu tư liệu.
Đối với một doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), có được sự nhận biết và sự trung thành của người tiêu dùng là một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Không tính đến chất lượng hàng hóa, việc tiếp cận các cửa hàng bán lẻ, các thị trường trong nước và mạng lưới phân phối, việc làm cho người tiêu dùng biết đến hàng hóa đòi hỏi khoản đầu tư đáng kể có thể vượt quá ngân sách của nhiều doanh nghiệp.
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak ngày 12/2 đã thông qua các kế hoạch dành 37 tỷ USD bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này đang phải chịu tình trạng khó khăn nghiêm trọng về tín dụng, bất chấp việc Ngân hàng trung ương tiến hành một loạt đợt cắt giảm lãi suất cấp tập chưa từng có.
Theo kết quả cuộc khảo sát định kỳ 6 tháng một lần mới đây của ngân hàng HSBC về mức độ tin tưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) khu vực Châu Á Thái Bình Dương , các DNVVN Việt Nam vẫn kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ được duy trì ở mức độ ổn định hoặc cao hơn trong nửa đầu năm 2009.
Ngày 15/1/2009, Ngân hàng HSBC đã công bố kết quả khảo sát về mức độ tin tưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực châu Á - Thái Bình Dương về tăng trưởng kinh tế.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV) vẫn kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ được duy trì ở mức độ ổn định hoặc cao hơn trong nửa đầu năm 2009 - Theo kết quả cuộc khảo sát vừa được Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) công bố.
Ngày 15/1 tại Hà Nội, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam và Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố bản báo cáo mới về doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện tại đã có khoảng 2.000 lao động tại các xí nghiệp, nhà máy trên địa bàn tỉnh đã bị mất việc do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất. Dự báo, trong năm 2009 tình trạng lao động mất việc còn rất căng thẳng bởi khủng hoảng kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.