Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
CHƯƠNG 8: VIỆC THỰC THI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TÒA ÁN
Sau khi tòa án đưa ra phán quyết, rất nhiều cá nhân - các thẩm phán khác, các quan chức công, thậm chí cả các công dân bình thường - có thể được triệu tập để thực thi phán quyết. Chương nà y xem xét rất nhiều tác nhân khác nhau tham gia vào quá trình thực thi phán quyết, sự phản ứng lại của họ trước các chính sách của tòa án và những biện pháp mà họ có thể sử dụng để phản ứng lại một phán quyết của tòa.
Tùy thuộc vào tính chất của phán quyết tòa án, chính sách của tòa có thể tác động trong phạm vi rất rộng hoặc rất hẹp. Một vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại trong một vụ tai nạn ôtô sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới những người tham gia vào vụ kiện mà còn có thể cả gia đình của họ. Nhưng phán quyết của vụ kiện nổi tiếng Gideon kiện Wainwright (1963) đã có tác động trực tiếp tới hàng triệu người theo cách nà y hay cách khác. Trong vụ Gideon, Tòa án tối cao đã phán quyết rằng các bang phải cung cấp luật sư cho các bị cáo không có điều kiện thuê luật sư trong các phiên tòa xét xử những tội danh nghiêm trọng. Có rất nhiều người - các bị cáo, thẩm phá n, luật sư và người dân Mỹ - đã cảm nhận được tác động của chính sách tòa án này.
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN CẤP CAO ĐỐI VỚI CÁC TÒA ÁN CẤP DƯỚI
Các tòa phúc thẩm, đặc biệt là Tòa án tối cao Hoa Kỳ, thường được coi là tòa có khả năng nhất trong việc tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, trong khi các tòa sơ thẩm nhìn chung chỉ được xem là cơ quan cưỡng chế luật pháp. Tuy nhiên, các thẩm phán tòa cấp dưới có mức độ độc lập rất lớn đối với các tòa phúc thẩm, và theo một nghiên cứu, họ có thể được xem là “những tác nhân độc lập… những người sẽ không tuân theo sự chỉ đạo của các tòa cấp cao trừ phi có các điều kiện thuận lợi để họ làm như vậy.”
Phạm vi quyền của các tòa cấp dưới
Tại sao các thẩm phán tòa cấp dưới lại có nhiều sự tùy quyền như vậy trong việc thực thi các chính sách của một tòa cấp cao? Câu trả lời một phần được tìm thấy trong cơ cấu của hệ thống tòa án Hoa Kỳ. Hệ thống tòa án luôn được đặc trưng bởi sự độc lập, phi tập trung hóa và tính cá nhân. Ví dụ, các thẩm phán liên bang được bảo vệ bởi nhiệm kỳ suốt đời và xét theo truyền thống có thể điều hành tòa án của mình nếu họ thấy thích hợp. Các biện pháp kỷ luật không phải lúc nào cũng phổ biến, và các thẩm phán liên bang trong lịch sử hầu như không sợ thủ tục luận tội. Để duy trì vị trí của mình, các thẩm phán tòa sơ thẩm bang thường chỉ cần bảo đảm rằng giới cử tri hài lòng về họ.
Sự tùy quyền của một thẩm phán tòa cấp dưới cũng có thể là sản phẩm của bản thân quyết định của tòa cấp cao. Ví dụ, sau vụ kiện nổi tiếng về xóa bỏ tình trạng phân biệt chủng tộc ở trường học, vụ Brown kiện ủy ban giáo dục Topeka (1954), Tòa án Tối cao đã tuyên bố với các thẩm phán hạt liên bang, những người có trách nhiệm thực thi phán quyết, rằng các trường học công phải bắt đầu một cách nhanh chóng và phù hợp và sau đó tiếp tục với một tiến độ thận trọng để thực hiện việc xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc. Như thế nào được coi là “bắt đầu một cách nhanh chó ng và phù hợp”? Một phân khu trường học thuộc hạt phải tiếp tục với tốc độ như thế nào để được coi là “với một tiến độ thận trọng”? Tòa án tối cao không đưa ra câu trả lời cụ thể cho những câu hỏi này.
Mặc dù không phải tất cả các phán quyết của tòa án cấp cao đều mang tính mở như vậy trong việc diễn giải, song có một số lượng không nhỏ các phán quyết ở trong tình trạng như vậy. Một phán quyết của tòa án có thể không rõ ràng vì một số lý do. Đôi khi vấn đề hoặc chủ đề của vụ việc có thể quá phức tạp tới mức khó có thể đưa ra được một chính sách rõ ràng. Trong các vụ việc về khiêu dâm, chẳng hạn Tòa án tối cao hầu như không gặp khó khăn gì trong việc phán quyết rằng các tài liệu khiêu dâm không được hưởng sự bảo vệ của quyền tự do ngôn luận theo Tu chính án Hiến pháp thứ nhất. Tuy nhiên, việc định nghĩa thế nào là khiêu dâm lại là một vấn đề phức tạp. Các cụm từ như “khơi dậy sự thèm khát nhục dục”, “có tính khiêu khích rõ ràng”, “các tiêu chuẩn của cộng đồng đương thời”, và “không phù hợp với giá trị xã hội” đã trở thành công thức nhàm chán trong các quan điểm về khiêu dâm, nhưng các thuật ngữ này tạo ra một phạm vi rộng cho sự diễn giải chủ quan.
Các chính sách được đưa ra bởi những tòa án cấp cao thường rất mập mờ, bởi vì các ý kiến giải thích cho phán quyết được đa số thông qua (ý kiến đa số) luôn được viết sao cho thỏa mãn một số thẩm phán. Ý kiến đa số cũng thường được kèm theo một số ý kiến đồng thời, là những ý kiến đồng tình với ý kiến đa số song dựa trên những lý do khác. Khi điều này xảy ra, các thẩm phán tòa án cấp thấp thường bị bỏ mặc trong việc thi hành mà không có một tiền lệ rõ ràng để tuân theo. Ví dụ, trong vụ Furman kiện Georgia (1972), Tòa án tối cao đã tuyên bố bãi bỏ án tử hình ở một số bang, nhưng những lý do đưa ra là rất khác nhau. Một số thẩm phán phản đối án tử hình là do bản chất của nó, dựa trên lập luận rằng đây là một cách trừng phạt tàn bạo và bất bình thường, vi phạm Tu chính án Hiến pháp thứ tám. Những người khác đồng tình với việc bãi bỏ các luật lệ này của bang bởi vì chúng được áp dụng theo cách thức mang tính phân biệt đối xử. Sự không chắc chắn được tạo ra do phán quyết năm 1972 không những ảnh hưởng tới các thẩm phán tòa cấp dưới mà còn tác động tới cả các nhà lập pháp bang. Các bang đã thông qua một loạt các quy chế về án tử hình rất khác nhau, và do vậy đã tạo ra một số lượng tương đối các vụ kiện cáo mới.
Phạm vi tùy quyền của thẩm phán tòa cấp dưới trong quá trình thực thi cũng có thể bị tác động bởi cách thức truyền đạt một chính sách của tòa cấp cao. Hiển nhiên là tòa xét xử những vụ kiện mà sau đó được đưa lên tòa phúc thẩm sẽ phải được thông báo về phán quyết của tòa cấp cao. Tuy nhiên, sẽ không có những nỗ lực chính thức và có hệ thống để thông báo cho các tòa án khác về phán quyết này hoặc để xác nhận rằng các thẩm phán tòa cấp dưới đã có được bản sao của ý kiến phán quyết. Những phán quyết chứa đựng các chính sách mới của tòa án được công bố cho công chúng dưới dạng các văn bản in hoặc thông qua mạng Internet, và các thẩm phán được trông đợi sẽ đọc chúng khi họ có thời gian và ý định.
Các ý kiến của Tòa án tối cao, các tòa án liên bang cấp thấp hơn, và các tòa phúc thẩm của bang luôn có sẵn tại rất nhiều trụ sở tòa á n, trường luật và thư viện của trường đại học. Chúng cũng được đăng tải ngày càng nhiều trên mạng Internet. Tuy nhiên, tình trạng có sẵn phổ biến của các tài liệu này không bảo đảm rằng mọi người sẽ đọc chúng và hiểu rõ chúng. Có rất nhiều thẩm phán các tòa cấp dưới của bang, ví dụ như thẩm phán hòa giải và thẩm phán tòa vị thành niên, không phải là các luật sư và hầu như không có hứng thú hay kỹ năng để có thể đọc và hiểu được những phán quyết phức tạ p của tòa án. Cuối cù ng, ngay cả các thẩm phán quan tâm tới những phán quyết của tòa án cấp cao và có khả năng hiểu chúng cũng không có đủ thời gian để cập nhật tất cả các quyết định mới.
Xét tới những vấn đề này, làm thế nào mà các thẩm phán có thể biết được về các phán quyết của tòa cấp cao? Có một cách là nghe nói về chúng thông qua quá trình các luật sư trình bày những vụ việc tại các tòa cấp dưới. Nhìn chung, người ta thường cho rằng các luật sư đối lập nhau sẽ trình bày những tiền lệ có liên quan khi biện hộ trước tòa. Các thẩm phán nghe vụ kiện có những thư ký về luật mà họ có thể dựa vào để tìm ra các phán quyết gần đây từ những tòa án cấp cao.
Như vậy, một số chính sách của tòa án cấp cao không được thực thi nhanh chóng và nghiêm ngặt đơn giản chỉ bởi vì các thẩm phán tòa cấp dưới không được biết về chúng. Ngay cả những chính sách mà các thẩm phán tòa cấp dưới đã biết có thể cũng không dễ hiểu đối với họ. Các lý do này đã góp phần vào sự tùy quyền của các thẩm phán tòa cấp dưới, những người được đặt vào vị trí phải thi hành các chính sách của tòa án.
Diễn giải chính sách ở các tòa án cấp dưới
Một nghiên cứu đã lưu ý rằng “các tuyên bố quan trọng về chính sách hầu như luôn đòi hỏi phải được diễn đạt bởi một người khác ngoài nhà hoạch định chính sách”. Điều này hiển nhiên đúng trong trường hợp các chính sách của tòa án được tạo ra bởi các tòa phúc thẩm. Hành động tùy quyền đầu tiên của một thẩm phán tòa cấp dưới có thể là việc diễn đạt ý nghĩa của các phán quyết của tòa cấp cao.
Cách thức một thẩm phán tòa cấp dưới diễn giải một chính sách do tòa cấp cao đưa ra phụ thuộc vào một số yếu tố. Có rất nhiều chính sách không được tuyên bố rõ ràng. Do vậy, những người có suy xét có thể bất đồng xung quanh việc diễn giải chính sách sao cho thích hợp. Tuy nhiên, ngay cả những tuyên bố chính sách rõ ràng và rành mạch đôi khi cũng bị các thẩm phán khác nhau diễn giải khác nhau.
Sự ưu tiên cá nhân của một thẩm phán đối với chính sách cũng có tác động tới việc diễn giải một chính sách của tòa cấp cao của ông ta. Các thẩm phán được đề bạt làm việc tại tòa án với những đặc điểm về xuất thân và phẩm chất nhất định. Một số là đảng viên Đảng Cộng hòa, những người khác là đảng viên Đảng Dân chủ; thẩm phán này có thể khoan dung, người khác có thể rất nghiêm khắc. Họ đến từ nhiều vùng khác nhau của đất nước. Một số là ủy viên công tố; số khác chủ yếu là luật sư biện hộ hoặc luật sư của các hãng. Nói tóm lại, đặc điểm cá nhân của các thẩm phán có thể ảnh hưởng tới những ưu tiên chính sách cụ thể của riêng họ. Do vậy, các thẩm phán tòa cấp dưới có thể diễn giải một chính sách của tòa cấp trên theo ý kiến riêng của họ. Kết quả là một chính sách có thể được nồng nhiệt chào đón bởi một số thẩm phán này lại bị phản đối hoàn toàn bởi những thẩm phán khác.
Các chiến lược thực hiện bởi tòa cấp dưới
Các thẩm phán ủng hộ và chấp thuận một chính sách của tòa cấp cao tất nhiên sẽ cố gắng thực thi nó và thậm chí còn mở rộng việc thực thi dựa trên đó. Một số thẩm phán thậm chí có nguy cơ bị xã hội tẩy chay và bị quấy rầy bằng đủ mọi hình thức khi họ thực thi những chính sách mà họ tin tưởng song không được cộng đồng đồng tình.
Các thẩm phán không thích một quyết định chính sách của tòa cấp cao có thể thực hiện nó một cách cầm chừng hoặc hoàn toàn miễn cưỡng. Các thẩm phán mà về cơ bản bất đồng với một chính sách do tòa cấp cao đưa ra có thể thực hiện một số chiến lược. Một chiến lược ít được sử dụng là không tuân theo, theo đó thẩm phán chỉ đơn giản là không áp dụng chính sách của tòa cấp cao trong một vụ việc được xét xử ở tòa cấp thấp.
Sự phản kháng công khai này rất ít khi được sử dụng. Các chiến lược khác thì không đến nỗi cực đoan như vậy. Các thẩm phán có thể chỉ đơn giản tránh áp dụng chính sách đó. Một vụ việc có thể được lược bỏ những cơ sở về mặt kỹ thuật hoặc thủ tụ c để thẩm phán không phải đưa ra phán quyết dựa trên những sự kiện thực tế của vụ việc. Ví dụ, người ta có thể quyết định rằng nguyên đơn không cần phải kiện hoặc vụ kiện đã được thu xếp xong bởi vì vấn đề đã được giải quyết trước khi phiên tòa bắt đầu. Các thẩm phán tòa cấp dưới đôi khi tránh chấp nhận một chính sách bằng cách tuyên bố một phần trong phán quyết của tòa cấp cao là “dicta” (tiếng Latinh có nghĩa là tuyên bố chính thức). Tuyên bố chính thức ám chỉ rằng một phần của ý kiến giải thích không góp phần vào lôgích trung tâm của phán quyế t. Nó có thể hữu ích với vai trò hướng dẫn thực hiện, song không mang tính ràng buộ c. Những ý kiến được xem là “dicta” thường có rất nhiều cách diễn giải khác nhau.
Một chiến lược khác được sử dụng bở i những thẩm phán bất đồng với một chính sách của tòa án là thực thi nó ở phạm vi hẹp nhất có thể. Một biện pháp là các thẩm phán tòa cấp dưới phán quyết rằng một tiền lệ không được áp dụng bởi có sự khác biệt về thực tế giữa vụ kiện của tòa cấp cao và vụ kiện của tòa cấp thấp. Có nghĩa là, bởi vì hai vụ kiện là khác biệt, nên tiền lệ không được áp dụng.
Những ảnh hưởng đối với các thẩm phán tòa cấp dưới
Đôi khi, các tòa cấp dưới phải quyết định những vụ kiện mà trước đó không hề có tiêu chuẩn chính xác nào của tòa cấp cao đưa ra liên quan tới chúng. Khi điều này xảy ra, các thẩm phán tòa cấp dưới phải hướng tới những nguồn khác để tìm ra định hướng cho việc giải quyết vụ việc này. Một nghiên cứu đã lưu ý rằng các thẩm phán tòa cấp dưới ở vào tình huống này “có thể có được sự gợi ý về việc quyết định ra sao đối với một vụ kiện cụ thể từ rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm mối liên hệ đảng phái của họ, hệ tư tưởng, hoặc các quy phạm tại nơi họ ở.”
(Nguồn: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com