- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (1): Hệ thống pháp luật liên bang
Công việc hàng ngày của các tòa án trên toàn nước Mỹ là đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến số phận của hàng ngàn người. Một số quyết định chỉ ảnh hưởng đến các bên liên quan trực tiếp đến một hành vi pháp lý nào đó, nhưng nhiều quyết định đưa ra các phán quyết về quyền, lợi ích và nguyên tắc pháp lý tác động đến hầu như tất cả người dân Mỹ.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (2): Lịch sử và tổ chức của các hệ thống tư pháp bang - Phần 1
Trước khi có Hiến chương liên minh và trước khi soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, các khu vực thuộc địa, với tư cách là các thực thể có chủ quyền, đã có hiến pháp riêng bằng văn bản. Do đó, hệ thống tòa án bang đã bắt đầu phát triển từ thời kỳ thuộc địa đến nay.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (3): Lịch sử và tổ chức của các hệ thống tư pháp bang - Phần 2
Hầu hết các bang đều có một nhóm tòa sơ thẩm lớn để giải quyết các vụ hình sự và dân sự nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, ở nhiều bang có các nhóm vấn đề đặc biệt, như tội phạm hình sự vị thành niên, quan hệ gia đình và di chúc, thuộc thẩm quyền xét xử của tòa sơ thẩm chung.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (4): Các ngành luật Hoa Kỳ
Do sự phát triển của thực thể pháp luật, cần phân biệt giữa các loại luật khác nhau, các hành động, kiện tụng, đưa ra xét xử ở tòa án, và các loại phương tiện khác nhau mà luật pháp cho phép đối với từng loại vụ việc.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (5): Lịch sử và tổ chức của hệ thống tư pháp liên bang - Phần 1
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất, thú vị nhất và có lẽ rối rắm nhất của tư pháp Hoa Kỳ là hệ thống tòa án kép; tức là tại mỗi cấp chính quyền (bang và quốc gia) có một hệ thống tòa án riêng.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (6): Lịch sử và tổ chức của hệ thống tư pháp liên bang - Phần 2
Đến khoảng năm 1865, mối quan hệ pháp lý giữa chính quyền quốc gia và bang, hay các vụ việc mang tính chế độ liên bang, là công việc chủ yếu của Tòa án tối cao. John Marshall tin tưởng vào chế độ một chính quyền quốc gia mạnh, và không hề ngần ngại trong việc hạn chế các chính sách bang can thiệp vào hoạt động của nó. Một vụ việc thể hiện quan điểm này là vụ Gibbons kiện Ogden (1824), trong đó Tòa án tối cao đã bác bỏ độc quyền bang trong ngành vận chuyển bằng tàu hơi nước, trên cơ sở cho rằng quyền độc quyền đó đã can thiệp vào việc kiểm soát thương mại xuyên bang của quốc gia.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (7): Lịch sử và tổ chức của hệ thống tư pháp liên bang - Phần 3
Các tòa phúc thẩm ít được báo giới chú ý hơn so với Tòa án tối cao, nhưng chúng đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống tư pháp Hoa Kỳ. Do Tòa án tối cao chỉ đưa ra quyết định với ý kiến đầy đủ trong khoảng 80–90 vụ trong một năm, nên rõ ràng các tòa phúc thẩm thường là các tòa cuối cùng giải quyết hầu hết các đơn phúc thẩm trong hệ thống tòa án liên bang.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (8): Lịch sử và tổ chức của hệ thống tư pháp liên bang - Phần 4
Đạo luật tư pháp năm 1789 thiết lập ba cấp trong hệ thống tòa án liên bang tồn tại đế n ngày nay. Tuy nhiên, thỉnh thoảng Quốc hội thự c thi thẩm quyền của mình dựa trên Điều I và Điều III của Hiến pháp, và lập nên các tòa án liên bang khác. Các tòa án được thiết lập theo Điều III được gọi là tòa án hiến định, còn các tòa án được lập theo Điều I được gọi là tòa án luật định. Tòa án tối cao, tòa phúc thẩm, tòa án hạt liên bang là tòa hiến định. Tòa luật định bao gồm Tòa phúc thẩm quân sự Hoa Kỳ, Tòa án thuế Hoa Kỳ và Tòa phúc thẩm cựu chiến binh.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (9): Ranh giới tài phán và lập chính sách - Phần 1: Các tòa án liên bang
Về vấn đề thẩm quyền xét xử tòa án, Quốc hội và Hiến pháp Hoa Kỳ, cũng như Quốc hội và hiến pháp bang, đã quy định chặt chẽ những loại vụ việc mà mỗi tòa án có thể xét xử. Chương này sẽ xem xét cụ thể xem Quốc hội có thể tác động lên hành vi tư pháp như thế nào thông qua việc thay đổi quy định những loại vụ việc thẩm phán được xét xử. Đồng thời, chương này cũng sẽ thảo luận về 10 nguyên tắc thẩm tra tự hạn chế tư pháp, xuất phát từ truyền thống pháp lý, hiến pháp và luật, nhằm điều chỉnh quyết định của thẩm phán có thể xem xét lại một vụ việc hay không.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (10): Ranh giới tài phán và lập chính sách - Phần 2: Thẩm quyền xét xử và vai trò lập chính sách của tòa án liên bang
Thẩm quyền xét xử của 50 hệ thống tòa án bang riêng biệt ở Hoa Kỳ được thiết lập gần như giống với thẩm quyền của hệ thống tòa án quốc gia. Mỗi bang có một hiến pháp quy định thẩm quyền và quyền ra quyết định của các thẩm phán sơ thẩm và phúc thẩm của nó. Tương tự, cơ quan lập pháp bang thông qua các đạo luật chi tiết hóa quyền cụ thể và đặc quyền của các thẩm phán, và quyền cũng như nghĩa vụ của những người khởi kiện ở tòa án bang. Do hiến pháp và thể chế luật ở mỗi bang đều khác nhau, nên thẩm quyền của từng tòa án bang cũng khác nhau giữa các bang.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (11): Ranh giới tài phán và lập chính sách - Phần 3
Có một định đề trong thông lệ các tòa phúc thẩm bang và liên bang là các tòa án này nói chung không xét xử nếu cơ sở kháng cáo kháng nghị là thẩm phán hoặc bồi thẩm sơ thẩm đã tập hợp sai, hoặc xác định sai các yếu tố khách quan cơ bản cấu thành vụ việc. Không phải là thẩm phán và bồi thẩm sơ thẩm luôn xác định khách quan hoàn hảo.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (12): Các luật sư, nguyên đơn và nhóm lợi ích trong thủ tục tố tụng - Phần 1
Chương này tập trung vào ba nhân vật quan trọng trong thủ tục tố tụng: các luật sư, nguyên đơn và các nhóm lợi ích. Các thẩm phán ở Mỹ ra phán quyết chỉ trong các vụ án được các cá nhân hay nhóm có bất đồng hay tranh chấp với nhau đưa ra tòa.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (13): Các luật sư, nguyên đơn và nhóm lợi ích trong thủ tục tố tụng - Phần 2
Các luật sư của chính quyền làm việc tại mọi cấp độ của thủ tục tố tụng, từ những tòa án sơ thẩm đến những tòa án phúc thẩm cấp cao nhất của bang và liên bang.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (14): Các luật sư, nguyên đơn và nhóm lợi ích trong thủ tục tố tụng - Phần 3
Trong một số vụ án diễn ra trước tòa, nguyên đơn là những cá nhân, trong khi ở những vụ án khác thì một hay nhiều nguyên đơn có thể là một cơ quan chính phủ, một doanh nghiệp, một liên đoàn, một nhóm lợi ích hay một trường đại học.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (15): Thủ tục tố tụng hình sự - Phần 1
Tố tụng hình sự bắt đầu khi một đạo luật bị vi phạm và trải qua các giai đoạn bắt giữ, cáo trạng, xử sơ thẩm và phúc thẩm. Ở Mỹ không có một trình tự tố tụng hình sự hoặc dân sự thống nhất. Thay vào đó, hệ thống liên bang có một trình tự tố tụng ở cấp độ quốc gia, và mỗi bang và lãnh thổ có những quy tắc và quy định riêng tác động lên thủ tục tố tụng.