- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (16): Thủ tục tố tụng hình sự - Phần 2
Mọi tội phạm đều có một vài yếu tố cấu thành khác biệt, và không thể bị kết tội trừ phi bang có khả năng trình bày tại tòa sự tồn tại của những yếu tố thiết yếu này. Mặc dù thủ tục tố tụng ở phòng xử án có thể không tập trung một cách riêng rẽ và phân biệt vào mỗi một yếu tố cấu thành này nhưng chúng ít nhất cũng ẩn chứa xuyên suốt toàn bộ quá trình kết tội chính xác ai đó đã phạm một tội hình sự.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (17): Thủ tục tố tụng hình sự - Phần 3
Ở cấp độ liên bang tất cả những người bị cáo buộc phạm tội đều được bảo đảm theo Tu chính án Hiến pháp thứ năm rằng vụ án của họ sẽ được một đại bồi thẩm đoàn xem xét. Tuy nhiên, Tòa án tối cao từ chối làm cho quyền lợi này ràng buộc tất cả các bang. Ngày nay, chỉ khoảng một nửa số bang sử dụng đại bồi thẩm đoàn; ở một số bang trong những bang này đại bồi thẩm đoàn chỉ được dùng cho những loại vụ án đặc biệt.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (18): Thủ tục tố tụng hình sự - Phần 4
Những hạn chế về mặt hiến định và luật định đối với thương lượng lời khai. Ở cả cấp độ bang và liên bang, những yêu cầu về thủ tục pháp luật thỏa đáng có nghĩa là thương lượng lời khai phải được đưa ra một cách tự nguyện và trên cơ sở nhận thức được. Điều này có nghĩa rằng bị đơn phải được tòa án cảnh báo về những hậu quả của việc tự nhận tội (chẳng hạn, bị đơn khước từ mọi cơ hội thay đổi ý kiến vào một thời điểm sau đó), rằng bị cáo phải có đầu óc bình thường và, như một bang đã nêu, rằng “Rõ ràng là bị đơn phải không chịu ảnh hưởng của bất kỳ sự đe dọa hay thuyết phục nào, hay hy vọng hão huyền sẽ được tha thứ khiến anh ta nhận tội”.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (19): Thủ tục tố tụng hình sự - Phần 5
Nếu bị cáo lựa chọn không theo tòa án xét xử - nghĩa là không bị xét xử và kết án bởi chỉ một thẩm phán - thì số phận của người đó sẽ do một bồi thẩm đoàn định đoạt. Ở cấp độ liên bang, 12 người phải đưa một phán quyết thống nhất. Ở cấp độ bang, tiêu chí này chỉ áp dụng cho những tội phạm nghiêm trọng nhất. Ở nhiều bang, một bồi thẩm đoàn có thể có quân số ít hơn 12 người và đưa ra phán quyết không phải bằng những quyết định đồng lòng tuyệt đối.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (20): Thủ tục tố tụng hình sự - Phần 6
Vai trò của thẩm phán trong việc xét xử, mặc dù rất quan trọng, nhưng lại là một vai trò tương đối thụ động. Thẩm phán không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào hay chủ động tham gia vào việc thẩm vấn nhân chứng. Thẩm phán được nhờ tới để giám sát trên cơ sở kiến nghị của công tố và luật sư bào chữa về loại bằng chứng được đưa ra và loại câu hỏi được dùng để hỏi nhân chứng.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (21): Thủ tục tố tụng hình sự - Phần 7
Khi kết thúc phiên tòa hình sự, thông thường vẫn còn hai khâu đối với bị đơn nếu bị tuyên có tội: quyết định hình phạt và kháng án.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (22): Thủ tục tại tòa án dân sự - Phần 1
Những hành động dân sự là riêng biệt và tách rời khỏi việc tố tụng hình sự. Chương này tập trung vào các tòa án dân sự: luật dân sự khác với luật hình sự như thế nào, những hạng mục quan trọng nhất trong luật dân sự, những biện pháp thay thế cho việc xét xử, và từng bước một xem xét thủ tục xét xử dân sự.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (23): Thủ tục tại tòa án dân sự - Phần 2
Một nét khác biệt từ trước đến nay luôn được tạo ra giữa bất động sản (real property) và động sản, hay còn gọi là sở hữu cá nhân (personal property). Bất động sản thường bao gồm đất đai, nhà cửa, cao ốc – và còn bao gồm cả hoa màu trên đất. Hầu hết những thứ khác đều được coi là sở hữu cá nhân, gồm những thứ như tiền, đồ trang sức, ô tô, nội thất và tiền gửi ngân hàng.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (24): Thủ tục tại tòa án dân sự - Phần 3
Những bất đồng là rất phổ biến trong cuộc sống thường nhật của người dân Mỹ. Thông thường, những bất đồng này có thể được giải quyết bên ngoài hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, đôi khi chúng nghiêm trọng đến mức một trong các bên không tìm ra một biện pháp thay thế nào khác ngoài việc kiện ra pháp luật.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (25): Thủ tục tại tòa án dân sự - Phần 4
Một số vụ tranh chấp được giải quyết bằng những phương pháp giải quyết tranh chấp khác nhau, trong một tòa án chuyên môn, hoặc thông qua một cơ quan hành chính. Tuy nhiên, hàng năm vẫn có rất nhiều vụ tranh chấp phải đưa ra trước tòa án dân sự để giải quyết.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (26): Thủ tục tại tòa án dân sự - Phần 5
Lựa chọn bồi thẩm đoàn. Tu chính án Hiến pháp thứ bảy bảo đảm quyền được xét xử bởi bồi thẩm đoàn trong một vụ kiện dân sự tại một tòa án liên bang. Các hiến pháp của bang cũng quy định quyền này. Quyền được xét xử bởi bồi thẩm đoàn có thể bị khước từ, và trong trường hợp đó thẩm phán sẽ quyết định vụ kiện. Mặc dù theo truyền thống, bồi thẩm đoàn thường gồm 12 người, song hiện nay con số này rất khác biệt giữa các nơi. Hầu hết các tòa án hạt thuộc liên bang ngày nay đều sử dụng bồi thẩm đoàn ít hơn 12 người trong các vụ kiện dân sự. Phần lớn các bang cũng ủy quyền cho các bồi thẩm đoàn với quy mô nhỏ hơn trong một số hoặc tất cả các phiên tòa dân sự.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (27): Các thẩm phán liên bang - Phần 1
Các nhân vật chính của hệ thống pháp lý liên bang là những người đảm nhiệm chức vụ thẩm phán và chánh án. Những người này có đặc điểm gì để phân biệt họ với toàn thể các công dân còn lại? Có những phẩm chất nào - cả chính thức và không chính thức - để những người này được bổ nhiệm vào đội ngũ đó? Các thẩm phán được lựa chọn như thế nào và ai là người tham gia trong quá trình này? Các thẩm phán phải học tập như thế nào để trở thành thẩm phán? Các thẩm phán được rèn luyện như thế nào và khi nào họ sẽ bị bãi miễn?
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (28): Các thẩm phán liên bang - Phần 2
Khung tuyển chọn thẩm phán là như nhau đối với tất cả các thẩm phán liên bang, mặc dù vai trò của những người tham dự rất khác nhau tùy theo cấp độ của các tòa án Hoa Kỳ. Tất cả đều được bổ nhiệm bởi tổng thống sau khi tham khảo ý kiến theo đúng quy trình với đội ngũ nhân viên Nhà Trắng, văn phòng chưởng lý, một số thượng nghị sĩ và các nhà hoạt động chính trị khác. Cục điều tra liên bang (FBI), một bộ phận của Bộ Tư pháp, thường tiến hành một cuộc kiểm tra an ninh theo thủ tục.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (29): Các thẩm phán liên bang - Phần 3
Tại các trường cao đẳng và trường luật, các thẩm phán tương lai được học những kỹ năng phân tích và giao tiếp quan trọng, bên cạnh kiến thức cơ bản về luật pháp. Sau một hoặc hai chục năm hành nghề luật, vị thẩm phán tương lai đã có được một hiểu biết khá tốt về cách thức hoạt động trên thực tế của các tòa án và luật pháp, và có chuyên môn sâu về một vài lĩnh vực luật. Mặc dù có tất cả những sự chuẩn bị này, đôi khi được gọi là “quá trình hòa nhập trước”, phần lớn các thẩm phán mới của Mỹ vẫn có rất nhiều điều phải học để làm một thẩm phán.
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (30): Các thẩm phán liên bang - Phần 4
Phần lớn luật lệ và hiến pháp bang hầu như không quy định những điều kiện khắt khe đối với thẩm phán bang. Đa số các bang không quy định thẩm phán hòa giải hoặc tiểu hình của họ phải có bằng tốt nghiệp trường luật, nhưng những bằng cấp này hầu hết đều được yêu cầu (chính thức hoặc trên thực tế) đối với các thẩm phán tòa sơ thẩm và phúc thẩm.