Trước khi diễn ra họp thứ 5 của Quốc hội, cuối tuần qua, người đứng đầu của Bộ KHĐT và LĐTBXH đã trả lời chất vấn trong khuôn khổ phiên họp UBTVQH. Bức tranh kinh tế - xã hội của nước ta đã được phác họa khá rõ nét.
Trước mắt lo cho lao động trong khối doanh nghiệp
Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, theo báo cáo của 40 tỉnh thành, đến hết tháng 1 cả nước có trên 85.000 người bị mất việc làm.
Tình hình lao động mất việc tiếp tục tăng trong 2 tháng cuối của quý I và có thể thời gian tới cũng vậy. Dự báo cả năm 2009 sẽ có khoảng 300.000 lao động bị mất việc, tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu, đặc biệt là doanh nghiệp dệt may, sản xuất linh kiện điện tử, thủ công mỹ nghệ. Suy thoái kinh tế thế giới cũng làm cho lao động Việt Nam ở nước ngoài gặp khó khăn. Tính đến 15-3-2009, có 6.195 lao động phải về nước trước thời hạn, dự kiến cả năm có khoảng 10.000 người phải về nước trước thời hạn.
Khi nghe Bộ trưởng Kim Ngân trình bày các giải pháp, cơ chế hỗ trợ cho lao động mất việc, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Trương Thị Mai băn khoăn: “Việt Nam có hơn 46 triệu lao động. Các chính sách của Chính phủ mới chỉ “lo” được cho khoảng 9 triệu lao động trong các doanh nghiệp, còn lao động trong các HTX và khu vực ngoài doanh nghiệp thì sao?” Bà Ngân cho biết, sự hỗ trợ cho lao động trong khối này chủ yếu chỉ thông qua gói kích cầu kinh tế; các chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương và tăng cường cho vay giải quyết việc làm.
Gói hỗ trợ lãi suất 17.000 tỷ đồng lấy từ dự trữ ngoại tệ quốc gia mà Chính phủ có quyền quyết định việc chi dùng
Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, Bộ Tài chính đã dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ tài chính đối với Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, đang gửi lấy ý kiến các bộ ngành chức năng. Dự kiến, để triển khai bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2009, ngân sách nhà nước sẽ phải cân đối khoảng 1.165 tỷ đồng từ 2 nguồn: Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp và khoản 1% thuộc trách nhiệm đóng góp của các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước, kể cả ở cấp trung ương và địa phương.
Tăng trưởng GDP quý 1 đạt 3,1%
Vẫn phong cách nói gọn, đáp trúng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, dự án Luật sửa đổi các luật liên quan đến đầu tư (bao gồm Luật Xây dựng, Đầu tư, Đấu thầu, Doanh nghiệp, Thuế thu nhập Doanh nghiệp, Bảo vệ môi trường và Phòng cháy chữa cháy do bộ của ông chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình thông qua chỉ trong một kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 tới.
Về phản ánh của một số đại biểu về tình trạng đấu thầu kiểu “quân xanh quân đỏ” và đề nghị cho áp dụng phổ biến hơn hình thức chỉ định thầu, Bộ trưởng Phúc cho biết: “Vừa qua có địa phương đề nghị chỉ định thầu đến 2/3 tổng vốn đầu tư ngân sách địa phương là không ổn. Tất nhiên, cần có sự linh hoạt đối với những dự án ở vùng sâu, vùng xa hoặc có điều kiện thi công đặc biệt. Bộ kế hoạch và Đầu tư đã có thông tư hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, ban hành từ ngày 27-2-2009”.
Bộ trưởng Phúc cũng thông báo, nhờ triển khai quyết liệt 5 nhóm giải pháp của Chính phủ (thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xuất khẩu; kích cầu đầu tư, tiêu dùng; chính sách tài chính, tiền tệ…), tình hình kinh tế vĩ mô đã cơ bản ổn định. Theo thống kê mới nhất, tăng trưởng GDP của nước ta trong quý 1 đạt 3,1% (tăng trưởng quý 1 theo thông lệ thường thấp hơn các quý sau của năm). Cần nói thêm rằng, trong 170 nước trên thế giới đã có số liệu, chỉ có 12 nước tăng trưởng dương. Về tình hình giá cả trong nước, Bộ trưởng Phúc cho biết, chỉ số giá tiêu dùng trong 3 tháng đầu năm nay chỉ tăng 1,47% so với tháng 12 năm ngoái.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết hỏi thêm: “Phần lớn giải pháp kích cầu trong báo cáo của Chính phủ chỉ là... tăng giá, nào điện, nào than? Nhân dân chắc không thích kiểu kích cầu này”! Bộ trưởng Phúc giải thích: “Tăng giá chỉ là một trong nhiều biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước chủ chốt và phải được tiến hành đồng thời với việc quản lý chặt chẽ thị trường và giá cả, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của họ”.
Bộ trưởng Phúc khá tự tin khi cho rằng, việc giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 17.000 tỷ đồng trong năm nay là khả thi và sẽ đem lại hiệu quả tích cực. Ông cũng khẳng định, khoản tiền này được lấy từ dự trữ ngoại tệ quốc gia (không phải nguồn ngân sách) mà Chính phủ hoàn toàn có quyền quyết định việc chi dùng. Tất nhiên, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội về kế hoạch sử dụng khoản tiền này để Quốc hội thực hiện giám sát.
Thời gian gần đây, kinh tế thế giới phát đi một số tín hiệu tích cực, khiến không ít người tin rằng, quá trình phục hồi tăng trưởng đã bắt đầu. Tuy nhiên, một bài báo mới đây đăng trên tạp chí Economist cho rằng, sự lạc quan trước những diễn biến mới này có thể là sai lầm.
Văn phòng thống kê Eurostat của Liên minh châu Âu (EU) cuối tuần qua cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực vùng Euro đã tăng lên mức cao nhất 44 tháng qua trong tháng 3/2009 do kinh tế suy thoái mạnh nhất kể từ khi đại chiến thế giới thứ 2.
Phát biểu bên lề Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-8) diễn ra tại Italy, trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông David Nabarro cảnh báo Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có nguy cơ đẩy thêm khoảng 100 triệu người rơi vào tình trạng đói nghèo do hàng chục triệu người tại các nước đang phát triển bị mất việc làm.
heo Tân Hoa xã, Trung Quốc đang chuẩn bị thành lập quỹ hợp tác đầu tư 10 tỷ USD với ASEAN và cho các nước khu vực này vay 15 tỷ USD, trong bối cảnh khu vực đang nỗ lực đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong lúc thất nghiệp đang là câu chuyện thời sự nóng hổi thì Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, ông Trần Văn Túy tiết lộ rằng tỉnh này chưa bị "đau đầu" vì chuyện nhân công thiếu việc làm.
Trước tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế đều bị suy giảm (như Trung Quốc, Việt Nam) hay suy thoái, tức tăng trưởng âm (như Mỹ, châu Âu hay Singapore), các nhà kinh tế phân loại các kịch bản hồi phục kinh tế mô phỏng theo các chữ viết hoa như sau:
Khủng hoảng kinh tế luôn là điều ám ảnh đối với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong những giai đoạn khó khăn như vậy vẫn có những công ty được lập ra để rồi sau đó trở thành những gã khổng lồ nổi tiếng trên thế giới. Procter & Gambler, IBM, General Ecletric, General Motors, United Technologies Corp và FeDex chính là những ví dụ hùng hồn.
Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đã bơm tổng cộng 3 nghìn tỉ euro trong cuộc chiến chống lại khủng hoảng tài chính, Uỷ ban điều hành EU cho biết.
Trong hội nghị cấp cao diễn ra tại Pattaya (Thái Lan) ngày 10-12/4, ASEAN và các nước đối tác hi vọng sẽ thúc đẩy nhanh hơn nữa việc cho ra đời quỹ 120 tỷ USD chống khủng hoảng tài chính.
Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tới kinh tế nước ta là rất lớn, nhưng đây cũng là cơ hội để đổi mới cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng.
Trong buổi hội thảo “Khủng hoảng việc làm và thị trường lao động Việt Nam” do Viện Khoa học lao động và xã hội (Viện KHLĐXH) và Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hôm 8/4 có công bố, dự kiến số số lao động thất nghiệp trong năm 2009 sẽ là gần 500.000 người chứ không phải 400.000 người như Cục Việc làm mới đây thông báo.
Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã làm cho nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái từ giữa năm 2008 và đang tiếp diễn ngày càng tồi tệ hơn, chưa thể dự báo chính xác thời điểm phục hồi. Trong bối cảnh đó, ứng phó với tác động của cuộc khủng hoảng là nhiệm vụ trọng tâm về kinh tế – xã hội của nước ta hiện nay.
Trước khi diễn ra họp thứ 5 của Quốc hội, cuối tuần qua, người đứng đầu của Bộ KHĐT và LĐTBXH đã trả lời chất vấn trong khuôn khổ phiên họp UBTVQH. Bức tranh kinh tế - xã hội của nước ta đã được phác họa khá rõ nét.