Văn phòng thống kê Eurostat của Liên minh châu Âu (EU) cuối tuần qua cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực vùng Euro đã tăng lên mức cao nhất 44 tháng qua trong tháng 3/2009 do kinh tế suy thoái mạnh nhất kể từ khi đại chiến thế giới thứ 2.
Tỷ lệ thất nghiệp tại 16 quốc gia sử dụng đồng euro (Eurozone) đã tăng từ 8,7% tháng 2/09 lên 8,9% trong tháng 3, mức cao nhất trong gần 5 năm qua.
Tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu tăng mạnh chủ yếu do các ngành công nghiệp và xây dựng phải gánh chịu những tác động xấu từ nhu cầu thấp và nhiều gói kích thích kinh tế của các chính phủ châu Âu phát huy hiệu quả chậm chạp. Tính chung cả khối 27 nước thành viên EU, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ mức 8,1% trong tháng 2/09 lên 8,3% tháng 3/09.Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đã tăng lên tới 8,3% trong tháng 4/2009 so với mức 7,6% trong tháng 3.Tỷ lệ thất nghiệp ở Pháp đã tăng tới 8,8% so với 8,6% trong khi ở Tây Ba Nha tăng tới 17,4% so với 16,5%. Tại Ireland, tỷ lệ này tăng tới 10,6% so với 10%.
Theo Eurostat, Tây Ban Nha, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề từ sự sụp đổ trong ngành xây dựng nhà ở và lượng khách du lịch giảm mạnh trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hiện có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất châu Âu với 17,4%. Hơn 1/3 số lao động Tây Ban Nha dưới độ tuổi 25 đang trong tình trạng thất nghiệp. Xếp ngay sau Tây Ban Nha về tỷ lệ thất nghiệp là ba nền kinh tế khu vực Bantích là Látvia với 16,1%, Lítva: 15,5% và Êxtônia: 11%.
Các quan chức EU dự đoán, khoảng 3,5 triệu việc làm sẽ bị mất tại châu lục này trong năm nay, song các nhà tuyển dụng lao động cho rằng con số đó có thể cao hơn rất nhiều và lên tới 4,5 triệu.
Thời gian gần đây, kinh tế thế giới phát đi một số tín hiệu tích cực, khiến không ít người tin rằng, quá trình phục hồi tăng trưởng đã bắt đầu. Tuy nhiên, một bài báo mới đây đăng trên tạp chí Economist cho rằng, sự lạc quan trước những diễn biến mới này có thể là sai lầm.
Văn phòng thống kê Eurostat của Liên minh châu Âu (EU) cuối tuần qua cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực vùng Euro đã tăng lên mức cao nhất 44 tháng qua trong tháng 3/2009 do kinh tế suy thoái mạnh nhất kể từ khi đại chiến thế giới thứ 2.
Phát biểu bên lề Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-8) diễn ra tại Italy, trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông David Nabarro cảnh báo Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có nguy cơ đẩy thêm khoảng 100 triệu người rơi vào tình trạng đói nghèo do hàng chục triệu người tại các nước đang phát triển bị mất việc làm.
heo Tân Hoa xã, Trung Quốc đang chuẩn bị thành lập quỹ hợp tác đầu tư 10 tỷ USD với ASEAN và cho các nước khu vực này vay 15 tỷ USD, trong bối cảnh khu vực đang nỗ lực đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong lúc thất nghiệp đang là câu chuyện thời sự nóng hổi thì Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, ông Trần Văn Túy tiết lộ rằng tỉnh này chưa bị "đau đầu" vì chuyện nhân công thiếu việc làm.
Trước tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế đều bị suy giảm (như Trung Quốc, Việt Nam) hay suy thoái, tức tăng trưởng âm (như Mỹ, châu Âu hay Singapore), các nhà kinh tế phân loại các kịch bản hồi phục kinh tế mô phỏng theo các chữ viết hoa như sau:
Khủng hoảng kinh tế luôn là điều ám ảnh đối với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong những giai đoạn khó khăn như vậy vẫn có những công ty được lập ra để rồi sau đó trở thành những gã khổng lồ nổi tiếng trên thế giới. Procter & Gambler, IBM, General Ecletric, General Motors, United Technologies Corp và FeDex chính là những ví dụ hùng hồn.
Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đã bơm tổng cộng 3 nghìn tỉ euro trong cuộc chiến chống lại khủng hoảng tài chính, Uỷ ban điều hành EU cho biết.
Trong hội nghị cấp cao diễn ra tại Pattaya (Thái Lan) ngày 10-12/4, ASEAN và các nước đối tác hi vọng sẽ thúc đẩy nhanh hơn nữa việc cho ra đời quỹ 120 tỷ USD chống khủng hoảng tài chính.
Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tới kinh tế nước ta là rất lớn, nhưng đây cũng là cơ hội để đổi mới cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng.
Trong buổi hội thảo “Khủng hoảng việc làm và thị trường lao động Việt Nam” do Viện Khoa học lao động và xã hội (Viện KHLĐXH) và Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hôm 8/4 có công bố, dự kiến số số lao động thất nghiệp trong năm 2009 sẽ là gần 500.000 người chứ không phải 400.000 người như Cục Việc làm mới đây thông báo.
Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã làm cho nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái từ giữa năm 2008 và đang tiếp diễn ngày càng tồi tệ hơn, chưa thể dự báo chính xác thời điểm phục hồi. Trong bối cảnh đó, ứng phó với tác động của cuộc khủng hoảng là nhiệm vụ trọng tâm về kinh tế – xã hội của nước ta hiện nay.
Trước khi diễn ra họp thứ 5 của Quốc hội, cuối tuần qua, người đứng đầu của Bộ KHĐT và LĐTBXH đã trả lời chất vấn trong khuôn khổ phiên họp UBTVQH. Bức tranh kinh tế - xã hội của nước ta đã được phác họa khá rõ nét.