Theo báo "Nihon Keizai" (Nhật Bản) ngày 19/8, sau hai tháng kể từ khi Nhật Bản và Trung Quốc đạt được thoả thuận cơ bản về việc cùng khai thác khí đốt tại biển Hoa Đông, tiến trình đàm phán cụ thể về kế hoạch khai thác giữa hai bên vẫn không có tiến triển, chủ yếu do phía Bắc Kinh tiếp tục từ chối các đề xuất của Tôkyô.
Trong chuyến thăm Trung Quốc ngày 17/8 của Ngoại trưởng Nhật Bản Masahiko Komura, hai bên đã thảo luận vấn đề khai thác khí đốt chung. Ông Komura bày tỏ mong muốn hai bên nhanh chóng đàm phán thỏa thuận khai thác chung, song người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì đã khéo léo từ chối rằng việc khai thác chung còn cần phải có sự giải thích và ủng hộ của người dân Trung Quốc, do đó Trung Quốc chưa thể đưa ra được thời điểm bắt đầu đàm phán cho vấn đề cụ thể hoá việc khai thác khí đốt. Giới phân tích đặt câu hỏi liệu đây có phải là chiến thuật trì hoãn của Trung Quốc để đạt được những mục tiêu quan trọng khác trong quan hệ với Nhật Bản hay không?
Giữa tháng 6/08, Nhật Bản và Trung Quốc đã đạt được thoả thuận cơ bản về việc khai thác khí đốt chung ở khu vực biển phía Bắc của đường trung tuyến Nhật-Trung. Hai bên thống nhất cùng gác lại những đối lập về quyền lợi của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) để ưu tiên cho hợp tác khai thác khí đốt.
Tuy nhiên, thoả thuận cơ bản trên chưa cụ thể được mức độ đầu tư cùng lợi nhuận chia sẻ của các bên. Do đó, Nhật Bản và Trung Quốc còn phải tiến hành các cuộc đàm phán để cụ thể hoá các nội dung này. Cho đến nay, sau hai tháng, mặc dù phía Nhật Bản đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc tiến hành đàm phán, song Trung Quốc vẫn tìm cách từ chối tham gia.
Nguồn tin quan hệ Nhật-Trung cho rằng lý do khiến Trung Quốc không tham gia đàm phán là do dư luận Trung Quốc phản đối chủ trương cùng tiến hành khai thác của Bắc Kinh. Liệu đây có phải là lý do chính khiến Trung Quốc từ chối tham gia đàm phán với Nhật Bản hay không? Điều này còn cần có thời gian kiểm chứng, song có một sự thật chắc chắn rằng khi mà trong cuộc gặp cấp cao giữa Nhật Bản và Trung Quốc, hai bên vẫn không xác định được thời hạn đàm phán thì triển vọng khai thác khí đốt chung sẽ còn rất xa vời.
Mặc dù đồng Yên vẫn khá mạnh so với các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ và giá tôm thế giới khá ổn định nhưng tiêu thụ tôm trên thị trường Nhật nữa đầu năm 2008, đặc biệt là trong thời gian từ 24/7 đến 5/8, tiếp tục giảm sút mạnh. Nguyên nhân chính là do giá mặt hàng thủy sản này liên tục tăng cao trong khi kinh tế Nhật đang có dấu hiệu suy thoái.
Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda chuẩn bị đưa ra một loạt biện pháp phát triển kinh tế nhằm đưa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Nhật Bản trở lại hàng 10 nước cao nhất thế giới trong vòng 10-20 năm nữa.
Dự đoán giá cá Ngừ đông lạnh tại chợ bán buôn Tsukiji sẽ giảm sau khi khi sức tiêu thụ trong mùa lễ hội Bon khá chậm. Dự đoán này hiện đã lan khắp Chợ Thuỷ sản Tsukiji ở Tôkyô.
Nhật Bản đã quyết định gia hạn thêm một năm nữa quyết định đánh thuế trừng phạt đối với sản phẩm vòng bi của Mỹ để trả đũa hành động tiếp tục thực hiện luật chống bán phá giá mà theo phán quyết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là bất hợp pháp.
Theo Reuter,xuất khẩu của Nhật Bản sang các nước xuất khẩu năng lượng như Nga và các nước Trung Đông đạt 5.530 tỷ yên (52,6 tỷ USD)trong nửa đầu năm nay, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ ngày 20-22/8, tại thủ đô Tôkyô (Nhật Bản) đã diễn ra vòng đàm phán thứ 8 về Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đoàn đàm phán nước ta do nguyên Thứ trưởng Thương mại Phan Thế Ruệ dẫn đầu và đoàn Nhật Bản do ông Jun Yokota, Đại sứ về quan hệ kinh tế và thương mại quốc tế Bộ Ngoại giao Nhật Bản, làm trưởng đoàn.
Nhật Bản dự định ghi thêm vào nhãn mác sản phẩm những thông tin về lượng CO2 mà sản phẩm đó phát thải ra qua quá trình sản xuất, vận chuyển và sử dụng (carbon print) nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về sự ấm lên của trái đất.
Cuộc họp của Uỷ ban chính sách tài chính thuộc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) ngày 19/8 đã hạ mức lạc quan về tình hình kinh tế Nhật Bản. Dưới sức ép của giá nhiên liệu tăng cao, xuất khẩu không tăng, Uỷ ban này nhận định nền kinh tế Nhật Bản đang "trì trệ" thay vì nhận định "đang giảm tăng trưởng" trước đó. Đây là lần đầu tiên nền kinh tế Nhật Bản bị đánh giá là "trì trệ" kể từ năm 1998.
Chính phủ Nhật Bản sẽ cử một phái đoàn gồm các quan chức chính phủ và doanh nghiệp tới các nước châu Phi vaò cuối tháng 8 này nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư với châu lục đen.
Theo báo "Nihon Keizai" (Nhật Bản) ngày 19/8, sau hai tháng kể từ khi Nhật Bản và Trung Quốc đạt được thoả thuận cơ bản về việc cùng khai thác khí đốt tại biển Hoa Đông, tiến trình đàm phán cụ thể về kế hoạch khai thác giữa hai bên vẫn không có tiến triển, chủ yếu do phía Bắc Kinh tiếp tục từ chối các đề xuất của Tôkyô.
Các nhà sản xuất sợi lớn ở Nhật Bản đang mở rộng việc chế tạo nguyên liệu sợi cácbon dùng cho ôtô nhằm giảm bớt trọng lượng xe và nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu cho các thế hệ xe trong tương lai.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cho biết, giá bán buôn tại nước này trong tháng 7/08 đã tăng 7,1% và là mức tăng nhanh nhất trong vòng 27 năm trở lại đây do giá dầu thô và nguyên vật liệu thô tăng mạnh.
Tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lãnh đạo thành phố Huế và thành phố Shizuoka (Nhật Bản) vừa bàn kế hoạch hợp tác mở đường bay nối hai thành phố.