Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sơ lược Lịch Sử Hoa Kỳ (13): Chiến tranh lạnh, xung đột ở Triều Tiên và Việt Nam

CHIẾN TRANH LẠNH, CUỘC XUNG ĐỘT Ở TRIỀU TIÊN VÀ VIỆT NAM

Những năm đầu sau Đệ nhị Thế chiến, Hoa Kỳ đóng vai trò chủ chốt trong những vấn đề toàn cầu, đặc biệt thông qua ảnh hưởng của họ đối với hai tổ chức mới được thành lập là Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Vấn đề ngoại giao và chính trị quan trọng nhất trong giai đoạn đầu thời hậu chiến là Chiến tranh Lạnh. Nó bắt nguồn từ những bất đồng dai dẳng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô xung quanh vấn đề kiểu chính quyền nào và hệ thống kinh tế nào có thể đem lại tự do, bình đẳng và thịnh vượng.


Đối mặt với một thế giới sau chiến tranh của những cuộc nội chiến và những đế chế bị chia cắt, Hoa Kỳ mong muốn đem lại sự ổn định để tạo điều kiện cho việc tái thiết hòa bình. Mỹ ủng hộ nền dân chủ và thương mại tự do, đồng thời cam kết 17 tỉ đô-la của “Kế hoạch Marshall” để tái thiết Tây Âu. Liên Xô muốn bảo vệ biên giới của mình bằng mọi giá và đã sử dụng lực lượng quân sự để đưa người Cộng sản lên nắm chính quyền ở Trung và Đông Âu.

Hoa Kỳ thề sẽ ngăn chặn Liên Xô. Họ yêu cầu và đạt được sự rút quân triệt để của quân Liên Xô khỏi Iran, hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ chống lại nỗ lực của Liên Xô nhằm kiểm soát các tuyến vận tải biển, cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự cho Hy Lạp chống lại lực lượng nổi dậy Cộng sản hùng mạnh và đi đầu trong nỗ lực chuyển hàng triệu tấn hàng đến Berlin khi thành phố chia cắt này bị Liên Xô phong tỏa.

Mặc dù phần lớn viện trợ Hoa Kỳ đến được những vùng bên kia Đại Tây Dương, nhưng họ đã không thể làm được gì để ngăn chặn các lực lượng Cộng sản của Mao Trạch Đông giành chính quyền ở Trung Quốc năm 1949. Khi Bắc Triều Tiên, được Trung Quốc và Liên Xô hậu thuẫn, xâm lược Hàn Quốc sau đó một năm, Hoa Kỳ đã giành được sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc đối với sự can thiệp quân sự. Quân đội Bắc Triều Tiên dần dần bị đẩy lùi, và một cuộc ngừng bắn được ký kết, nhưng căng thẳng vẫn còn ở mức độ cao và quân đội Hoa Kỳ đã phải ở lại trong nhiều thập kỷ.

Vào giữa thập kỷ 60, Hoa Kỳ đã đưa quân đến Nam Việt Nam. Sự can thiệp của Mỹ leo thang mạnh mẽ nhưng rốt cuộc vẫn bị thất bại vào năm 1975. Cuộc chiến tranh đã cướp đi hàng trăm ngàn sinh mạng đồng thời gây ra sự chia rẽ ngay tại Hoa Kỳ, khiến người Mỹ phải thận trọng với những vụ dính líu sâu hơn ở nước ngoài.
 

Sài gòn, Nam Việt Nam_ Trưởng Nha cảnh sát Quốc gia của quân đội Nam Việt nam, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan đã xử tử một chiến sĩ Việt Cộng bằng một phát súng bắn thẳng vào đầu, một trong những bức hình ớn lạnh nhất về Chiến tranh Việt Nam. Tác giả của bức ảnh, Eddie Adams, đã được giải thưởng Pulitze về bức ảnh này. AP file photos

 

Nam Việt Nam_ Phan Thị Kim Phúc lên 9 tuổi vào tháng 6 năm 1972, lúc đó một máy bay của quân đội Nam Việt Nam đã ném nhầm bom cháy napalm vào chính binh lính của mình và dân thường. Bức ảnh do Nick Ut phóng viên của AP chụp được “đã cảnh tỉnh nước Mỹ về sự khủng khiếp của chiến tranh Việt Nam” theo lời của chủ biên tạp chí Sống. AP file photos


 

(Nguồn: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam)

  • Sơ lược Lịch Sử Hoa Kỳ (12): Chính sách mới và đệ nhị thế chiến
  • Sơ lược Lịch Sử Hoa Kỳ (13): Chiến tranh lạnh, xung đột ở Triều Tiên và Việt Nam
  • Sơ lược Lịch Sử Hoa Kỳ (14): Biến đổi văn hóa: 1950-1980
  • Sơ lược Lịch Sử Hoa Kỳ (15): Kết thúc thế kỷ XX