Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu châu Á bị đe dọa vì khủng hoảng nợ châu Âu

 Khủng hoảng nợ tại châu Âu và tăng trưởng chậm lại tại Mỹ đang làm giảm nhu cầu với hàng xuất khẩu châu Á.

Báo cáo tháng này cho thấy, tăng trưởng xuất khẩu tại Ấn Độ và Thái Lan chậm lại. Credit Suisse cho rằng, các đơn hàng nước ngoài của Trung Quốc có thể đình trệ trong mùa hè này do tăng trưởng yếu tại Mỹ.

Các nhà hoạch định chính sách có thể buộc phải hoãn tăng lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế, giảm tăng giá tiền và bảo vệ hoạt động xuất khẩu khu vực - chiếm tới 35% lượng hàng xuất khẩu toàn thế giới trong năm 2009.

Điều đó có thể làm tăng lạm phát, hiện đang ở mức cao nhất kể từ năm 2008 tại Trung Quốc và gần tới 20% tại Việt Nam tháng trước, thậm chí gây biểu tình tại Ấn Độ.

Frederic Neumann, chuyên gia hàng đầu tại HSBC Hồng Kông cho rằng, nếu các số liệu kinh tế của phương Tây tiếp tục xấu đi, có khả năng các ngân hàng châu Á sẽ ngập ngừng trong việc thắt chặt. Cuối cùng, ông tin rằng sẽ chỉ làm bùng phát lạm phát.

Xuất khẩu chiếm khoảng 15% GDP của Nhật trong năm 2010. Tại Hàn Quốc thì xuất khẩu chiếm tới 1 nửa nền kinh tế.

Các đơn hàng xuất khẩu chiếm khoảng 60% GDP Thái Lan, 2/3 nền kinh tế Đài Loan và khoảng 1/5 kinh tế Úc.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF tuần trước hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2011 lần thứ 2 trong 2 tháng, cảnh báo sự hồi phục chững lại của kinh tế Mỹ có thể đe dọa tới kinh tế thế giới. Khủng hoảng nợ tại châu Âu cũng có khả năng lây lan, hiện chính phủ các nước châu Âu vẫn chưa thống nhất được hoàn toàn về khoản vay giúp Hy Lạp tránh vỡ nợ.

(gafin)

  • Lạm phát tháng 6 của Trung Quốc có thể lên 6%
  • Trung Quốc ghìm cương kinh tế: Đường còn xa
  • Trung Quốc phát tín hiệu cứng rắn về biển Đông?
  • Credit Suisse hạ dự báo GDP của Trung Quốc
  • Nhật Bản tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
  • Hồi kết của hàng giá rẻ Trung Quốc?
  • Bong bóng nhà đất ở Trung Quốc sắp nổ?
  • Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng tồi tệ hơn năm 2008