Người Mỹ đang có khoảng 10,8 ngàn tỉ USD dưới hình thức tiền mặt, tài khoản ngân hàng và các quỹ tiền tệ dường như không sinh lãi.
Sau suy thoái, tầng lớp trung lưu Mỹ giảm chi tiêu tiêu dùng và quyết liệt dành dụm để nghỉ hưu và đóng tiền học đại học cho con cái - Ảnh: lassensloves.com
MarketWatch trích dẫn một nguồn dữ liệu từ các tài khoản tài chính cho thấy người Mỹ đang có khoảng 10,8 ngàn tỉ USD dưới hình thức tiền mặt, tài khoản ngân hàng và các quỹ thị trường tiền tệ dường như không sinh lãi.
Về bản chất, số tiền 10,8 ngàn tỉ USD đang được "giấu dưới gối" và con số đó đại diện cho sự thất bại của chính sách Fed.
Khi suy thoái bắt đầu cách đây sáu năm, Fed đã cố gắng khuyến khích người dân đưa tiền vào dòng chảy trong nền kinh tế.
Từ khi Fed bắt đầu nới lỏng định lượng vào tháng 9-2012, các hộ gia đình Mỹ đã dành dụm được 1,17 ngàn tỉ USD trong các tài khoản lợi suất thấp.
Điều này có nghĩa 95% gói nới lỏng định lượng thứ 3 QE3 1,24 ngàn tỉ USD của Fed đã kết thúc không phải trong các thị trường sôi nổi, mà “hạ cánh” an toàn và nhàm chán trong tài khoản ngân hàng.
Đó là lý do tại sao Fed đến nay vẫn giữ lãi suất thấp và đang mua lại hàng ngàn tỉ USD giá trị của các chứng khoán tương đối an toàn, với hi vọng thúc đẩy người dân mạnh dạn chấp nhận thêm một chút rủi ro nữa.
Nhưng nhiều người dân Mỹ không muốn như vậy. Họ vẫn sợ và chọn gửi gắm phần lớn tiền để dành vào các tài sản được bảo đảm, như tài khoản ngân hàng được bảo hiểm FDIC, hoặc đưa tiền vào các quỹ thị trường tiền tệ bảo đảm hoàn lại tiền.
Cuối cùng thì nền kinh tế vẫn không thể thật sự tăng trưởng nếu chẳng ai sẵn lòng đánh cược với tương lai.
Mục đích trong chính sách Fed là thúc đẩy người dân hoặc là chi tiêu nhiều hơn, hoặc lấy tiền của chính họ cho những người khác vay để đồng tiền hoạt động hiệu quả hơn. Cả hai cách đều khiến tổng cầu tăng, thúc đẩy nền kinh tế và tạo ra nhiều việc làm.
Fed có thể chỉ ra một số thành công: chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh đã tăng trở lại, nhưng cả hai dữ liệu đó đều yếu hơn mức dự báo.
Phần lớn người Mỹ vẫn đều đều thực hiện lòng yêu nước bằng cách chi tiêu gần hết số tiền họ kiếm được. Fed gần đây tung ra một báo cáo cho thấy chỉ có chưa đầy 1/3 các hộ gia đình Mỹ có thể để dành tiền sau khi trả hết các hóa đơn hằng tháng. Hơn 60% cho biết họ không thể chi trả những khoản khẩn cấp 400 USD nếu không đi vay hoặc cầm đồ.
Chỉ một số ít là có thể tiết kiệm được khoản kha khá - tổng cộng hơn 1,2 nghìn tỉ USD/năm.
Theo dữ liệu tài khoản tài chính của Fed, các khoản tiết kiệm cá nhân sau khi kết thúc khủng hoảng chiếm trung bình 10% thu nhập sau thuế và bảo hiểm - tăng từ mức 7% trước suy thoái. Điều đó có nghĩa tầng lớp người Mỹ giàu có và trung lưu đang tiết kiệm nhiều hơn mức họ đã làm được trước suy thoái là 400 tỉ USD/năm.
Khoản dôi ra 400 tỉ USD sẽ đem lại lợi ích cho nền kinh tế, với điều kiện được đem ra tiêu xài hay đầu tư. Nhưng những người Mỹ có thu nhập cao lại không muốn chi tiêu theo kiểu họ đã làm trước đây.
Tầng lớp trung lưu đang quyết liệt để dành tiền học đại học cho con cái và dành nghỉ hưu. Trong khi những người giàu thực thụ thì đã có tất cả mọi thứ họ muốn, nên không chi tiêu thêm và để dành nhiều hơn, mua cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc làm dày thêm số dư trong tài khoản ngân hàng.
Về lý thuyết, số tiền nằm trong các ngân hàng có thể chảy vào nền kinh tế khi ngân hàng tung ra các gói vay. Nhưng thực tế các doanh nghiệp vay tiền để làm ăn cũng không đáng là bao, chỉ tăng 160 tỉ USD so với năm 2013.
Dù sao thì doanh nghiệp không dựa vào các khoản vay ngân hàng, vì dòng tiền nội bộ của họ dư sức để tài trợ cho các khoản đầu tư vào cấu trúc, thiết bị mới hay quyền sở hữu trí tuệ. Từ khi suy thoái kết thúc, các quỹ nội bộ của các doanh nghiệp đã vượt qua mức chi tiêu vốn hằng quý.
Khi các công ty đi vay, họ sẽ sử dụng tiền hoa lợi để mua lại cổ phần hay mua toàn bộ công ty, chứ không phải đưa tiền vào cổ phiếu trong tài sản quốc gia. Từ khi suy thoái kết thúc, các tập đoàn cũng chi nhiều gấp đôi để mua cổ phiếu của chính họ và của các công ty đã được mua lại lúc họ đi vay từ các ngân hàng.
Trong nhiều năm qua, các tập đoàn đã mua khá nhiều cổ phiếu và không huy động tiền ròng trong thị trường chứng khoán từ các hộ gia đình. Thực tế các hộ gia đình mới là những người vay tiền từ các tập đoàn, khoảng 450 tỉ USD/năm.
Vì vậy, dù các hộ gia đình Mỹ đang tiết kiệm được một số tiền kha khá thì con số thật sự chảy vào nền kinh tế chẳng đáng là bao. Có đến 10,8 ngàn tỉ lý do để kết luận rằng Fed hoàn toàn "bất lực" khi không thuyết phục được người Mỹ chấp nhận nhiều rủi ro hơn.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Tàu tuần dương mang tên lửa lớp Ticonderoga là lớp tàu chiến đầu tiên của hải quân Mỹ, được trang bị hệ thống thông tin điều hành tác chiến (CICS) Aegis và hệ thống radar AN/SPY-1.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.