Cục Thống kê Hà Nội cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 của Hà Nội tăng nhẹ ở mức 0,75% so với tháng 2, tăng 4,72% so với tháng 12 năm 2009, đưa CPI quý I của thành phố tăng 9,58%.
So với tháng 2, ngoại trừ nhóm hàng bưu chính viễn thông vẫn giữ nguyên và mặt hàng lương thực giảm 0,35%, các nhóm hàng còn lại đều tăng nhẹ trong tháng 3.
Dẫn đầu về mức tăng giá trong tháng này là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng 1,23%, trong đó thực phẩm tăng 1,19%.
Các nhóm hàng hóa có mức tăng mạnh tiếp theo là văn hóa, giải trí và du lịch; nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; giao thông; hàng hóa và dịch vụ khác; đồ uống và thuốc lá; thiết bị và đồ dùng gia đình, với mức tăng nhẹ, dao động từ 0,12-0,92%.
Tăng thấp nhất trong tháng là 3 nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế; giáo dục; may mặc, mũ nón, giày dép, với mức tăng từ 0,01-0,05%.
Cũng trong tháng 3, chỉ số giá vàng tăng 0,59% so tháng trước nhưng giảm 4,52% so với tháng 12/2009. Chỉ số giá USD tháng 3 tăng 0,49% so tháng 2 và giảm nhẹ 0,01% so với thời điểm cuối năm trước.
Song, dù đã hạ nhiệt, chỉ số giá vàng và chỉ số giá USD quý 1 năm nay vẫn tăng giá khá mạnh so với quý 1/2009 với mức tăng tương ứng lần lượt là 14,4% và 10,23%./.
Tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong quý I/2010 là gần 17.000 người và nhiều khả năng xuất khẩu lao động năm 2010 sẽ đạt được mục tiêu đưa 85.000 người đi làm việc.
Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý I/2010 đạt hơn 146.000 tỷ đồng, tăng 26,23% so cùng kỳ năm 2009. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện ước đạt 21.800 tỷ đồng, bằng 17,4% kế hoạch năm.
Theo Vụ Kinh tế công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, 3 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 173,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ và cao hơn kế hoạch cả năm (12%).
Báo cáo nhanh tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 tháng đầu năm của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa hết khó khăn, giải ngân vốn FDI trong tháng 3 đạt kỷ lục 1,4 tỷ USD. Con số này đã nâng tổng số vốn FDI giải ngân trong quý I đạt khoảng 2,5 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2010. So với tháng trước, CPI tháng này đã tăng 0,75%. Đây là lần thứ 2 trong vòng 5 năm trở lại đây, CPI tháng 3 tăng so với tháng 2.
Theo ước tính của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước tháng 3 khoảng 5,15 tỷ USD, tăng 37,7% so tháng 2, đưa giá trị xuất khẩu quý I lên 14 tỷ USD, giảm 1,6% so cùng kỳ năm 2009.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn cuối tháng 3 ước đạt 608.000 tỉ đồng, tăng 0,77% so với đầu năm, trong khi vào cuối tháng 2 con số này là âm 0,45%. Như vậy, huy động vốn của TPHCM trong tháng 3 đã khởi sắc hơn hai tháng đầu năm.
“Có thể đợi đến khi có chỉ số tăng giá của tháng 3 thì chúng ta sẽ có những điều chỉnh về chính sách tiền tệ, đầu tư, chi tiêu của Chính phủ cho phù hợp”, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa cho biết.
Theo TS. Vũ Đình Ánh, đây là lần thứ 4 trong vòng 15 năm trở lại đây, chỉ số CPI tăng so với tháng 2 và tăng khá cao. Cái quan trọng là chỉ số của tháng 3 tăng ngoài quy luật từ năm 1995 đến nay. Tức là vượt quy luật bình thường. Điều đó báo hiệu mức lạm phát cao. Chưa kể năm 2010 có nhiều yếu tố không đoán được nên khả năng kiềm chế lạm phát là khó dự đoán trước được.
Theo Vụ Kinh tế công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), giá trị sản xuất công nghiệp tháng 3 ước đạt 59,7 nghìn tỷ đồng, tăng 17,8% so với tháng 2 và tăng 14% so cùng kỳ. Tính chung 3 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 173,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ và cao hơn kế hoạch cả năm (12%).
Cục Thống kê Hà Nội cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 của Hà Nội tăng nhẹ ở mức 0,75% so với tháng 2, tăng 4,72% so với tháng 12 năm 2009, đưa CPI quý I của thành phố tăng 9,58%.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền: