Là một thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin), Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân hoạt động SXKD tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh- thuộc vùng tam giác kinh tế trọng điểm của miền Bắc.
Tuy có tuổi đời còn khá non trẻ nhưng được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tập đoàn Vinashin cùng với kinh nghiệm điều hành và một tầm nhìn chiến lược của BLĐ, Công ty đã năng động nắm bắt và tận dụng thế mạnh của ngành công nghiệp đóng tàu, thế mạnh về vị trí địa lý của cụm công nghiệp (CCN) Tàu thuỷ Cái Lân cũng như tiềm năng về du lịch của Hạ Long để triển khai các hoạt động kinh doanh du lịch và phục vụ các dự án chính trong cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân.
Với định hướng hoạt động kinh doanh đa ngành, đa nghề, hiện nay Công ty đang đầu tư trên nhiều lĩnh vực: SXKD các loại vật liệu, thiết bị cơ khí; tổ chức khai thác thực nghiệm năng lực các phương tiện vận tải thuỷ và vận tải biển; kinh doanh dịch vụ hàng hải: cung ứng, lai dắt, sửa chữa, vệ sinh tàu biển, môi giới hàng hải, bốc dỡ hàng hoá; đầu tư, kinh doanh nhà, xây dựng dân dụng, khu đô thị và nhà ở; XNK vật tư, thiết bị cơ khí, phụ tùng, phụ kiện tàu thuỷ và các loại hàng hoá liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ; tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ; hợp tác liên doanh với các tổ chức trong và ngoài nước phát triển thị trường cho ngành Công nghiệp tàu thuỷ; thực hiện các dịch vụ du lịch khách sạn; kinh doanh các dịch vụ khác bao gồm: kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và vận chuyển khách du lịch; đầu tư hạ tầng các KCN…
Được ủy quyền của Tập đoàn Kinh tế Vinashin, Công ty đang làm chủ đầu tư các dự án tại KCN tàu thuỷ Cái Lân: Dự án xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân; Dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Diezel; Dự án xây dựng công trình xếp dỡ và bảo quản nguyên vật liệu; Dự án Nhà máy cán nóng thép tấm…
Với định hướng cơ bản là triển khai thực hiện thành công các dự án trong Cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân, đồng thời tìm kiếm những dự án mới nhằm duy trì và mở rộng qui mô hoạt động SXKD và tăng tốc độ phát triển, công ty đã và đang nỗ lực mở rộng ngành nghề kinh doanh theo hướng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Đầu năm 2007 cùng với chủ trương thành lập KCN Hải Hà (tỉnh Quảng Ninh), Tập đoàn kinh tế Vinashin với tư cách là một trong 6 nhà đầu tư chiến lược của KCN Hải Hà đã tín nhiệm giao cho Công ty triển khai đầu tư hạ tầng các dự án của ngành công nghiệp Tàu thuỷ tại KCN Hải Hà. Đến nay Công ty đang dốc sức khẩn trương triển khai công tác đền bù, GPMB và đầu tư hạ tầng các dự án của Tập đoàn tại KCN Hải Hà. KCN này nằm tại khu vực Cửa Đại thuộc huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh có tổng vốn đầu tư hơn 15 tỷ USD, giai đoạn đầu sẽ đầu tư khoảng 500 triệu USD xây dựng cảng biển và hạ tầng cơ sở. Dự án do 6 nhà đầu tư lớn của Việt Nam làm chủ đầu tư gồm: Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty dầu khí Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Tổng Công ty lắp máy Việt Nam, Tổng Công ty đầu tư phát triển Hạ Long và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Theo dự kiến, Khu kinh tế Hải Hà rộng 15.000ha, dựa trên lợi thế một cảng nước sâu độc đáo (23m), có thể đón tàu trọng tải 200.000 tấn ra và, sẽ có các hạng mục tổ hợp khu công nghiệp cảng nước sâu, khu công nghiệp lọc dầu, khu nhà máy nhiệt điện, khu công nghiệp luyện, cán thép, khu đóng, sửa chữa tàu biển, khu du lịch…).
Địa bàn hoạt động của Công ty trải rộng khắp tỉnh Quảng Ninh nên việc chỉ đạo điều hành SXKD
cuả BLĐ Công ty cũng gặp không ít khó khăn. Với phương châm hoạt động “biến khó khăn thành động lực phấn đấu”. Việc tổ chức sắp xếp, phân công công việc một cách khoa học, có hệ thống, “đúng người, đúng việc” của BLĐ đã giúp Công ty từng bước đẩy lùi khó khăn và liên tiếp gặt hái được những thành công, do vậy SXKD của Công ty cũng không ngừng tăng trưởng. 6 tháng đầu năm 2007, Công ty đã đạt 14,62% giá trị tổng sản lượng kế hoạch năm 2007, tăng 440% so với cùng kỳ năm 2006; Tổng doanh thu đạt 14,24% kế hoạch năm. Cùng với nhiệm vụ phát triển SXKD, Công ty cũng không ngừng quan tâm đến đời sống, việc làm cho NLĐ, đây chính là động lực để NLĐ gắn bó và tâm huyết cống hiến lâu dài với Công ty.
Thực hiện chỉ thị của BTV Công đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam về việc thành lập các công đoàn cơ sở thành viên trực thuộc Công đoàn Công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân, ngày 30/8/2007 BCH Công đoàn Công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân đã thành lập 04 công đoàn cơ sở thành viên trực thuộc gồm: Công đoàn cơ sở thành viên Công ty TNHH một thành viên Điện Cái Lân-Vinashin; Công đoàn cơ sở thành viên Công ty TNHH một thành viên Thép Cái Lân-Vinashin; Công đoàn cơ sở thành viên Công ty cổ phần cơ khí kết cấu thép và xây dựng Vinashin; Công đoàn cơ sở thành viên BQL xây dựng hạ tầng khu kinh tế Hải Hà.
Sáu tháng cuối năm Công ty TNHH một thành viên đang tập trung phấn đấu hoàn thành các phần việc sau: hoàn thành xây dựng cụm kho dầu FO, bàn giao nhà máy thép kết cấu phi tiêu chuẩn, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình nhà máy cán thép nóng tấm, cải tạo nâng cấp khách sạn Sơn Hà- huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, mở rộng đầu tư các dự án tại KCN Hải Hà; tổ chức khởi công dự án cải tạo nâng cấp cảng Hòn Gai, phấn đấu đưa hệ thống cảng vào phục vụ đón tàu khách cao tốc Bắc- Trung- Nam, xây dựng hạ tầng khu thương mại Bắc Luân; sản xuất điện đảm bảo sản lượng điện phát ra 140 triệu KWh; sản xuất kết cấu thép, phấn đấu đạt sản lượng 500 tấn; vận tải hành khách, đưa tàu khách cao tốc Vinashin Rose vào khai thác chở khách du lịch tuyến Hạ Long- Phòng Thành.
Là một thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin), Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân hoạt động SXKD tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh- thuộc vùng tam giác kinh tế trọng điểm của miền Bắc.
Ðịa điểm, vị trí địa lý: Tại phường Ninh Dương, thị xã Móng Cái; phía Bắc giáp đại lộ Hoà Bình, phía Tây giáp nhà máy gạch cũ, phía Nam giáp cánh đồng xã Ninh Dương, phía Ðông giáp khu dân cư thôn Thượng.
Khu công nghiệp Cái Lân nằm phía bắc phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, cách Trung tâm Thành phố Hạ Long 5 km về phía Tây; phía Bắc giáp với vịnh Cửa Lục, phía Nam giáp Quốc lộ 18A đi Cảng Cái Lân và Cầu Bãi Cháy, phía Đông giáp với Cảng Cái Lân, phía Tây giáp với Cụm công nghiệp Gốm xây dựng Giếng Ðáy và Ga tầu Hạ Long.
Tại khu Vạn Yên, xã Việt Hưng, thành phố Hạ Long, trước đây thuộc huyện Hoành Bồ. Phía Bắc là thị trấn Trới, phía Nam giáp Cụm công nghiệp nhà máy gạch Hạ Long, Giếng Ðáy, phía Tây giáp đường tỉnh lộ 279, phía Ðông giáp vịnh Cửa Lục. Ðây là KCN được quy hoạch và đầu tư đồng bộ cả hạ tầng trong hàng rào và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào, bao gồm: khu nhà ở công nhân, khu dân cư, trường học, công viên...
Tỉnh Quảng Ninh đã có quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 2674/QĐ-UBND ngày 30/7/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh) với mục tiêu phát triển các KCN của tỉnh:
Ưu đãi đối với dự án đầu tư vào các khu công nghiệp được quy định tại Quyết định số 4047/2002/QÐ-UB ngày 11-11-2002 của UBND tỉnh Quảng Ninh về một số cơ chế khuyến khích và bảo đảm đầu tư vào các khu công nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh.
Những năm gần đây, công nghiệp Quảng Ninh có những bước chuyển biến tích cực, đặc biệt là khai thác than, đóng tầu, sản xuất xi măng, nhiệt điện. Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Tỉnh luôn duy trì ở mức cao và ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng từ 51,2% - 54,2% và tăng bình quân 20,1%/năm, số lượng các cơ sở công nghiệp cũng tăng mạnh cùng với sự đa dạng các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, từ 5.696 cơ sở năm 2000 lên 7.616 cơ sở năm 2005, có 68 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành công nghiệp Quảng Ninh thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng của Tỉnh, phát triển nhanh, song còn biểu hiện thiếu bền vững.
Ngày 23/1/2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có Công văn 141/TTg-CN đồng ý chủ trương đầu tư khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh với quy mô diện tích khoảng 5.000 ha, trong đó diện tích khu công nghiệp Hải Hà khoảng 3.900 ha.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền: