Ưu đãi đối với dự án đầu tư vào các khu công nghiệp được quy định tại Quyết định số 4047/2002/QÐ-UB ngày 11-11-2002 của UBND tỉnh Quảng Ninh về một số cơ chế khuyến khích và bảo đảm đầu tư vào các khu công nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh.
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt Kiều) khi đầu tư vào Việt Nam theo Luật Đầu tư nước ngoài, ngoài một số chính sách ưu đãi đầu tư được hưởng theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn được hưởng :
Giảm 20% thuế thu nhập doanh nghiệp so với dự án cùng loại (trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 10%).
áp dụng mức thuế suất chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là 3% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài.
Các danh mục ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định 27/2003/NÐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NÐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 quy định chi tiết thi hành Luật Ðầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư
Sản xuất, chế biến xuất khẩu 80% sản phẩm trở lên;
Chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ), thuỷ sản từ nguồn nguyên liệu trong nước xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên;
Sản xuất các loại giống mới có chất lượng và có hiệu quả kinh tế cao;
Nuôi trồng nông, lâm, thủy sản;
Sản xuất thép cao cấp, hợp kim, kim loại mầu, kim loại đặc biệt, phôi thép, sắt xốp; luyện gang;
Sản xuất máy móc, thiết bị, cụm chi tiết trong các lĩnh vực : khai thác dầu khí, mỏ, năng lượng; sản xuất thiết bị nâng hạ cỡ lớn; sản xuất máy công cụ gia công kim loại, thiết bị luyện kim;
Sản xuất thiết bị y tế trong công nghệ phân tích và công nghệ chiết xuất trong y học;
Sản xuất thiết bị kiểm nghiệm độc chất trong thực phẩm;
Sản xuất vật liệu mới, vật liệu quý hiếm; ứng dụng công nghệ mới về sinh học; công nghệ mới để sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông;
Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin;
Công nghiệp kỹ thuật cao;
Ðầu tư vào nghiên cứu phát triển (R&D) chiếm 25% doanh thu;
Sản xuất thiết bị xử lý chất thải;
Xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường, xử lý chất thải;
Sản xuất nguyên liệu thuốc kháng sinh;
Ðầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT.
Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư
Thăm dò, khai thác và chế biến sâu khoáng sản;
Sản xuất, chế biến xuất khẩu từ 50% sản phẩm trở lên;
Sản xuất, chế biến xuất khẩu từ 30% sản phẩm trở lên và sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tư trong nước (có giá trị từ 30% chi phí sản xuất trở lên);
Sử dụng thường xuyên từ 500 lao động trở lên
Chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ rừng tự nhiên trong nước), thuỷ sản từ nguồn nguyên liệu trong nước;
Bảo quản thực phẩm; bảo quản nông sản sau thu hoạch;
Phát triển công nghiệp hoá dầu; xây dựng, vận hành đường ống dẫn dầu, dẫn khí, kho, cảng dầu;
Chế tạo thiết bị cơ khí chính xác, thiết bị kiểm tra, kiểm soát an toàn, sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại;
Sản xuất khí cụ điện trung, cao thế;
Sản xuất các loại động cơ diezen có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến; sản xuất máy, phụ tùng ngành động lực, thuỷ lực, máy áp lực;
Sản xuất phụ tùng ô tô, phụ tùng xe máy; sản xuất, lắp ráp thiết bị, xe máy thi công xây dựng; sản xuất thiết bị kỹ thuật cho ngành vận tải;
Ðóng tàu thuỷ; sản xuất động lực tàu thủy, thiết bị phụ tùng cho các tàu vận tải, tàu đánh cá;
Sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông;
Sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử;
Sản xuất thiết bị, phụ tùng, máy nông nghiệp, lâm nghiệp, thiết bị tưới tiêu;
Sản xuất thiết bị ngành dệt, may;
Sản xuất các loại nguyên liệu thuốc trừ sâu bệnh;
Sản xuất các loại thuốc trừ sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y có phần giá trị gia tăng nội địa từ 40% trở lên;
Sản xuất các loại hoá chất cơ bản, hoá chất tinh khiết, thuốc nhuộm, hoá chất chuyên dùng;
Sản xuất nguyên liệu chất tẩy rửa, phụ gia cho ngành hóa chất;
Sản xuất xi măng đặc chủng, vật liệu composit, vật liệu cách âm, cách điện, cách nhiệt cao, vật liệu tổng hợp thay gỗ, vật liệu chịu lửa, chất dẻo xây dựng, sợi thuỷ tinh;
Sản xuất các loại vật liệu xây dựng nhẹ;
Sản xuất bột giấy;
Sản xuất tơ, sợi, vải đặc biệt dùng trong ngành công nghiệp;
Sản xuất nguyên liệu, phụ liệu cao cấp để sản xuất giầy, dép, quần áo xuất khẩu;
Sản xuất bao bì cao cấp phục vụ hàng xuất khẩu;
Sản xuất nguyên liệu thuốc, sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế;
Cải tạo, phát triển nguồn năng lượng;
Vận tải hành khách công cộng;
Xây dựng, cải tạo cầu, đường bộ, đường sắt, sân bay, bến cảng, nhà ga;
Xây dựng nhà máy sản xuất nước, hệ thống cấp thoát nước;
Xây dựng - kinh doanh kết cấu hạ tầng của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Dịch vụ kỹ thuật phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp.
Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn khuyến khích đầu tư
Các huyện: Ba Chẽ, Bình Liêu, Ðầm Hà, Hải Hà, Hoành Bồ, Tiên Yên, Ðông Triều và thị xã Móng Cái
Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thuộc địa bàn khuyến khích đầu tư
Là một thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin), Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân hoạt động SXKD tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh- thuộc vùng tam giác kinh tế trọng điểm của miền Bắc.
Ðịa điểm, vị trí địa lý: Tại phường Ninh Dương, thị xã Móng Cái; phía Bắc giáp đại lộ Hoà Bình, phía Tây giáp nhà máy gạch cũ, phía Nam giáp cánh đồng xã Ninh Dương, phía Ðông giáp khu dân cư thôn Thượng.
Khu công nghiệp Cái Lân nằm phía bắc phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, cách Trung tâm Thành phố Hạ Long 5 km về phía Tây; phía Bắc giáp với vịnh Cửa Lục, phía Nam giáp Quốc lộ 18A đi Cảng Cái Lân và Cầu Bãi Cháy, phía Đông giáp với Cảng Cái Lân, phía Tây giáp với Cụm công nghiệp Gốm xây dựng Giếng Ðáy và Ga tầu Hạ Long.
Tại khu Vạn Yên, xã Việt Hưng, thành phố Hạ Long, trước đây thuộc huyện Hoành Bồ. Phía Bắc là thị trấn Trới, phía Nam giáp Cụm công nghiệp nhà máy gạch Hạ Long, Giếng Ðáy, phía Tây giáp đường tỉnh lộ 279, phía Ðông giáp vịnh Cửa Lục. Ðây là KCN được quy hoạch và đầu tư đồng bộ cả hạ tầng trong hàng rào và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào, bao gồm: khu nhà ở công nhân, khu dân cư, trường học, công viên...
Tỉnh Quảng Ninh đã có quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 2674/QĐ-UBND ngày 30/7/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh) với mục tiêu phát triển các KCN của tỉnh:
Ưu đãi đối với dự án đầu tư vào các khu công nghiệp được quy định tại Quyết định số 4047/2002/QÐ-UB ngày 11-11-2002 của UBND tỉnh Quảng Ninh về một số cơ chế khuyến khích và bảo đảm đầu tư vào các khu công nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh.
Những năm gần đây, công nghiệp Quảng Ninh có những bước chuyển biến tích cực, đặc biệt là khai thác than, đóng tầu, sản xuất xi măng, nhiệt điện. Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Tỉnh luôn duy trì ở mức cao và ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng từ 51,2% - 54,2% và tăng bình quân 20,1%/năm, số lượng các cơ sở công nghiệp cũng tăng mạnh cùng với sự đa dạng các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, từ 5.696 cơ sở năm 2000 lên 7.616 cơ sở năm 2005, có 68 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành công nghiệp Quảng Ninh thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng của Tỉnh, phát triển nhanh, song còn biểu hiện thiếu bền vững.
Ngày 23/1/2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có Công văn 141/TTg-CN đồng ý chủ trương đầu tư khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh với quy mô diện tích khoảng 5.000 ha, trong đó diện tích khu công nghiệp Hải Hà khoảng 3.900 ha.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền: