- Công ty TNHH Một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân - tăng tốc để phát triển
Là một thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin), Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân hoạt động SXKD tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh- thuộc vùng tam giác kinh tế trọng điểm của miền Bắc.
- Khu công nghiệp Ninh Dương ( Móng Cái )
Ðịa điểm, vị trí địa lý: Tại phường Ninh Dương, thị xã Móng Cái; phía Bắc giáp đại lộ Hoà Bình, phía Tây giáp nhà máy gạch cũ, phía Nam giáp cánh đồng xã Ninh Dương, phía Ðông giáp khu dân cư thôn Thượng.
- Khu công nghiệp Tiên Yên
Vị trí: nằm ở cửa ngõ nối với tỉnh Lạng Sơn, gần cảng Mũi Chùa, cạnh đường 18A từ Hạ Long ra Móng Cái.
- Khu công nghiệp Cái Lân
Khu công nghiệp Cái Lân nằm phía bắc phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, cách Trung tâm Thành phố Hạ Long 5 km về phía Tây; phía Bắc giáp với vịnh Cửa Lục, phía Nam giáp Quốc lộ 18A đi Cảng Cái Lân và Cầu Bãi Cháy, phía Đông giáp với Cảng Cái Lân, phía Tây giáp với Cụm công nghiệp Gốm xây dựng Giếng Ðáy và Ga tầu Hạ Long.
- Khu công nghiệp Dốc Đỏ ( Uông Bí )
Ðịa điểm: Tại xã Phương Ðông, thị xã Uông Bí.
- Khu công nghiệp Việt Hưng
Tại khu Vạn Yên, xã Việt Hưng, thành phố Hạ Long, trước đây thuộc huyện Hoành Bồ. Phía Bắc là thị trấn Trới, phía Nam giáp Cụm công nghiệp nhà máy gạch Hạ Long, Giếng Ðáy, phía Tây giáp đường tỉnh lộ 279, phía Ðông giáp vịnh Cửa Lục. Ðây là KCN được quy hoạch và đầu tư đồng bộ cả hạ tầng trong hàng rào và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào, bao gồm: khu nhà ở công nhân, khu dân cư, trường học, công viên...
- Khu công nghiệp Chạp Khê ( Uông Bí )
Ðịa điểm, vị trí địa lý: Tại xã Nam Khê, thị xã Uông Bí, nằm cạnh trục đường quốc lộ 18A.
- Định hướng phát triển
Tỉnh Quảng Ninh đã có quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 2674/QĐ-UBND ngày 30/7/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh) với mục tiêu phát triển các KCN của tỉnh:
- Ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp
Ưu đãi đối với dự án đầu tư vào các khu công nghiệp được quy định tại Quyết định số 4047/2002/QÐ-UB ngày 11-11-2002 của UBND tỉnh Quảng Ninh về một số cơ chế khuyến khích và bảo đảm đầu tư vào các khu công nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh.
- Quảng Ninh: Phát triển các khu công nghiệp gắn với vấn đề bảo vệ môi trường
Những năm gần đây, công nghiệp Quảng Ninh có những bước chuyển biến tích cực, đặc biệt là khai thác than, đóng tầu, sản xuất xi măng, nhiệt điện. Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Tỉnh luôn duy trì ở mức cao và ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng từ 51,2% - 54,2% và tăng bình quân 20,1%/năm, số lượng các cơ sở công nghiệp cũng tăng mạnh cùng với sự đa dạng các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, từ 5.696 cơ sở năm 2000 lên 7.616 cơ sở năm 2005, có 68 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành công nghiệp Quảng Ninh thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng của Tỉnh, phát triển nhanh, song còn biểu hiện thiếu bền vững.
- Đầu tư phát triển khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà
Ngày 23/1/2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có Công văn 141/TTg-CN đồng ý chủ trương đầu tư khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh với quy mô diện tích khoảng 5.000 ha, trong đó diện tích khu công nghiệp Hải Hà khoảng 3.900 ha.