Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Quảng cáo không có phụ nữ có hấp dẫn?
Mùa xuân 2002, Hiệp hội các nhà báo nữ Pháp quyết định trao giải nhất về sáng tạo nghệ thuật quảng cáo không kỳ thị phái nữ cho Vinci, một công ty thầu xây dựng nhà ở và công trình công cộng. Vinci trong năm qua đã trưng ra hình ảnh quảng cáo như sau: một nữ kiến trúc sư xinh đẹp, trang phục rất thanh lịch với áo veste và quần tây dài, một tay cầm hoạ đồ kiến trúc, một tay chỉ khu đậu xe cô vừa hoàn tất xây dựng.
Giữa hai sự kiện trên là chuỗi ngày tháng đấu tranh của nhiều tổ chức bình quyền nam, nữ quyết chống trào lưu dùng hình ảnh người phụ nữ trong các phim, bích chương, panô quảng cáo vốn bị xét là "kỳ thị và xem thường nữ giới". Không chỉ có các hiệp hội, tổ chức này không ưa thích gì những bản tin và hình ảnh quảng cáo kiểu ấy. Theo thăm dò của IPSOS, có đến 46% người dân Pháp được hỏi ý kiến cho biết họ không tán đồng việc các nhà quảng cáo khai thác quá đáng hình ảnh người phụ nữ để giúp nhà sản xuất bán được nhiều hàng.
Sự việc đã nổi cộm đến mức độ cách đây một năm quốc vụ khanh Nicole Perry phụ trách các vấn đề nữ quyền và đào tạo nghề chuyên môn đã phải ra lệnh lập ban điều tra vềë “hình ảnh người nữ trong lĩnh vực quảng cáo”. Ban điều tra này gồm nhiều thành viên của Văn phòng xác định quảng cáo (BVP), Văn phòng quan sát công bằng, Văn phòng nữ quyền, các tổ chức chống bạo hành và kỳ thị nữ giới và đại diện của các nhà quảng cáo. "Tôi không muốn khoác lên mình bộ áo của một nhà đạo đức học nhưng thực lòng là tôi không muốn phải nhìn thấy hình ảnh người nữ bị nhục, bị xích xiềng", bà Perry phát biểu.
Một trào lưu quảng cáo mới?
Ở Pháp trong những năm qua đã xuất hiện trào lưu quảng cáo nay được gọi là porno chic (dâm dục sang trọng). Nó vừa gợi dục ở phần hình ảnh lẫn phần nội dung lời quảng cáo luôn mang hai nghĩa bóng, nghĩa đen. Nó đã thấy đi liền với tên tuổi của những đại gia trong lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm (chẳng hạn như Dior, Versace, dầu thơm Opium của Yves Saint Laurent…) và cả những nhà sản xuất xe hơi, ngân hàng. Những hình ảnh này đã bị dư luận lên tiếng.
Ngân hàng Barclay từng bị chê trách vì hình ảnh quảng cáo cô gái dàn dụa nước mắt, son phấn trôi chảy trên mặt vì "mất tiền". Hãng xe Audi lừng danh thì đã bị kết án kỳ thị phụ nữ khi cho chạy mẫu quảng cáo có hình ảnh một người đàn ông từ trong chiếc xe đắt tiền nhìn ra phía cô gái xinh đẹp bên đường kèm hàng chữ Anh ta đã có xe, đã có tiền. Anh ta sẽ có được cô gái đẹp. Còn công ty kinh doanh áo quần may sẵn dễ mặc La City thì đã bị buộc phải thu hồi quảng cáo từng gây sốc lớn: một phụ nữ trẻ ở tư thế bò lồm cồm trên hai chân và hai tay, trang phục hở hang, gần đó có con cừu và hàng chữ Tôi thèm có chiếc áo pull (tiếng Pháp J’ai envie d’un pull còn có nghĩa đen rất dâm ô).
Các nhà quảng cáo cũng đã đánh hơi được thái độ bất mãn của giới tiêu dùng. Quảng cáo "porno chic" đã bớt đi hẳn từ đầu năm 2002 đến nay. Họ đã biến bi thành hài! Nhà sản xuất đồ da Eram rất phổ thông đã dùng người nam trần như nhộng để quảng cáo với hàng chữ Chưa có thân thể người nữ nào đã bị khai thác trong quảng cáo này. Nhà sản xuất áo quần may sẵn Kookai thì có hình ảnh quảng cáo khác thường: người nam là nạn nhân của người nữ bá quyền.
(Theo LĨNH AN - Label France // SGTT)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com