Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng sức đề kháng cho thị trường hàng hóa năm 2009

Theo một số chuyên gia Tổ điều hành Thị trường trong nước, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, lối ra của hàng hóa trong nước là các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản… chắc chắn bị thu hẹp trong năm 2009, vì thế chỉ còn con đường duy nhất là tập trung vào kích cầu tiêu dùng trong nước.
 
Tại cuộc họp cuối năm của Tổ điều hành Thị trường trong nước, các chuyên gia đều nhận định, trong vòng 20 năm qua chưa bao giờ thị trường thế giới cũng như trong nước lại diễn biến bất thường và khó lường như năm nay. Trong 6 tháng đầu năm, giá cả nhiều hàng hóa trên thế giới tăng cao kỷ lục: Giá xuất nhập khẩu bình quân của dầu thô tăng gần 70%; gạo tăng 85%, than đá 68,4%, phân bón 96%, cà phê trên 40%, phôi thép 52%; xăng dầu 60%, clinker 35%... Nhưng 6 tháng cuối năm 2008, đặc biệt từ tháng 8 trở lại đây, giá cả quay đầu giảm nhanh và mạnh. Giá nhiều loại hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu thiết yếu giờ chỉ bằng 1/3- 1/4 so với thời đỉnh điểm và bằng một nửa so với cuối năm 2007.

Theo một số chuyên gia Tổ điều hành Thị trường trong nước, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, lối ra của hàng hóa trong nước là các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản… chắc chắn bị thu hẹp trong năm 2009, vì thế chỉ còn con đường duy nhất là tập trung vào kích cầu tiêu dùng trong nước. Lẽ nào thị trường trong nước, vốn được đánh giá là thị trường có tiềm năng lớn ở châu Á, lại bị các doanh nghiệp trong nước bỏ quên. Trong gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng, một số ý kiến cho rằng, Chính phủ đang chú ý nhiều đến đầu tư cho các dự án và an sinh xã hội, nhưng chưa chú ý đến kích cầu tiêu dùng.

Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng: Những khó khăn trong năm 2008 sẽ làm hạn chế mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp trong năm 2009, cùng với xu hướng tiết giảm tiêu dùng sẽ khiến tổng cầu trong nước thấp. Việc thực hiện lộ trình tăng giá đối với một số hàng hóa đầu vào cho nhiều ngành sản xuất như điện, than có thể tạo sức ép tăng giá đối với nhiều mặt hàng khác. Do vậy, theo ông Xuân, Chính phủ cần chú ý đến giải pháp kích cầu tiêu dùng, kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn nguy cơ hàng hóa sẵn sàng từ thị trường bên ngoài đổ vào. Trong nước, các doanh nghiệp cần tiết giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, kích thích tiêu dùng trong nước. Cái khó nhất là làm sao cho thị trường hàng hóa năm 2009 cho dù không sôi động, nhưng cũng duy trì được mức như năm 2008.
 

(Theo Vinanet)

  • Xuất khẩu năm 2009: Lấy công nghiệp chế biến làm mũi nhọn
  • Lạm phát 2009 sẽ bằng một nửa 2008
  • 136.000 tỷ đồng cho sản xuất thiết bị điện giai đoạn 2011-2015
  • Đến năm 2020, ngành kinh tế biển sẽ đóng góp hơn 50% GDP
  • Nông nghiệp năm 2009: Khó khăn lớn nhất là thị trường
  • Tăng sức đề kháng cho thị trường hàng hóa năm 2009
  • Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đến năm 2010
  • Năm 2009, thị trường sẽ dần ổn định
  • Công nghiệp năm 2009 có thể còn đi xuống
  • Ảm đạm thị trường xuất khẩu lao động 2009
  • Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng: Năm 2009, phấn đấu thu hút 800 triệu USD vốn FDI, 3500 tỷ đồng vốn trong nước
  • Năm 2009: Đầu tư xây dựng sẽ giảm 30%
  • Năm 2009, dự kiến đưa 90.000 lao động sang làm việc tại nước ngoài
  • Lương thực sẽ tiếp tục khan hiếm trong năm 2009
  • Đầu tư cho khoa học công nghệ đạt 1,5% GDP vào năm 2010