Chưa đầy một tháng sau khi bị thua trong vụ tranh chấp đầu tiên với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Trung Quốc đã áp dụng một hệ thống thuế mới đánh vào xe nhập khẩu.
Loại thuế này giúp Trung Quốc vừa đạt được mục tiêu hạn chế xe nhập khẩu, lại vừa là thuế “xanh”. Các chuyên gia nhận đinh, WTO khó có thể phản đối được loại thuế này.
Mấy năm gần đây, Trung Quốc áp dụng thuế nhập khẩu đặc biệt 25% đối với linh kiện xe hơi nhập khẩu, thay vì mức 10% như bình thường, nếu như những linh kiện đó chiếm hơn một nửa giá trị của chiếc xe. Nhập khẩu xe ôtô mới vào Trung Quốc cũng chịu mức thuế nhập khẩu 25%.
Mức thuế này nhằm mục đích khuyến khích các nhà sản xuất xe hơi nước ngoài sử dụng nhiều hơn các linh kiện xe hơi sản xuất trong nước và giảm nhập khẩu. Tuy nhiên, Mỹ, EU và Canada cho rằng mức thuế này đi ngược các quy tắc của WTO. Tháng 7 vừa qua, WTO đã quyết định nhóm các nước khởi kiện này thắng kiện Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn có thể kháng cáo. Tuy nhiên, vừa qua, Chính phủ nước này đã tìm ra một biện pháp mới để giảm việc nhập khẩu những chiếc xe hơi đắt tiền vào nước này. Ngày 13/8, Trung Quốc đã công bố một loại thuế “xanh” mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1/9 tới nhằm mục tiêu giảm tiêu thụ nhiên liệu và chống ô nhiễm.
Thay vì tăng thuế đánh vào xăng dầu - loại thuế đã được tăng thêm tới gần 20% trong tháng 6 vừa qua - Trung Quốc đánh thuế vào những chiếc xe “nghiện xăng”. “Tình cờ”, phần lớn những chiếc xe như vậy đều là xe nhập khẩu.
Theo đó, xe với dung tích động cơ trên 4,1 lít phải chịu thuế tiêu thụ 40%, cao gấp đôi so với mức trước đây. Xe với động cơ từ 3 đến 4,1 lít sẽ bị đánh thuế tiêu thụ 25%, so với mức 15% trước đây. Mức thuế dành cho những xe có dung tích động cơ dưới 1 lít sẽ giảm từ mức 3% xuống còn 1%.
Chính phủ Trung Quốc cho biết, loại thuế mới này sẽ khuyến khích việc chuyển hướng sang sử dụng những mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu hơn. Đồng thời, loại thuế này cũng sẽ giúp các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc vì họ thường sản xuất những mẫu xe có động cơ dưới 1,5 lít. Các hãng xe ngoại với những mẫu xe động cơ lớn sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Các loại xe nhập khẩu với động cơ lớn đã đạt được tốc độ tăng trưởng doanh số kỷ lục tại thị trường Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm nay, với mức tăng 26%, đạt mức 80.700 xe. Trong đó, nhập khẩu xe có động cơ 3 lít trở lên tăng hơn 50%, còn nhập khẩu xe đa dụng có tính tăng thể thao (SUV) tăng 79%.
Tuy nhiên, ngay trước khi loại thuế mới được công bố, thị trường xe hơi nhập khẩu Trung Quốc đã có những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Giá xăng dầu tăng cao, cùng với thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh đã khiến nhiều người Trung Quốc có ý định mua xe phải tạm gác kế hoạch này lại.
Dự báo, thị trường xe hơi Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8 - 10% trong năm nay, tuy nhiên mức tăng trưởng này chỉ bằng phân nửa so với mức dự báo hồi đầu năm, và thấp hơn rất nhiều so với mức mà các hãng xe hơi nước ngoài kỳ vọng ở thị trường này.
Theo các chuyên gia, loại thuế xe hơi mới của Trung Quốc là “mũi tên bắn trúng nhiều đích”. Loại thuế này vừa giúp giảm tiêu thụ nhiên liệu, giảm nhập khẩu, hỗ trợ các nhà sản xuất xe hơi trong nước, giúp cải thiện chất lượng không khí, lại vừa không vi phạm các quy tắc của WTO.
Lào và Trung Quốc vừa ký một thoả thuận hợp tác về khoa học và công nghệ vũ trụ, theo đó Bắc Kinh sẽ giúp Vientiane phát triển một hệ thống vệ tinh viễn thông.
Nhà sản xuất thép Baosteel Group Corp. lớn nhất Trung Quốc về sản lượng, có trụ sở ở Thượng Hải, đã giảm giá để đối phó với mùa doanh số thấp trong tháng 7, 8 hàng năm và nhu cầu giảm do nền kinh tế nước này đang tăng trưởng chậm lại.
Theo số liệu của Cơ quan xúc tiến ngoại thương Côxta Rica (Comex), hàng hóa xuất khẩu của Côxta Rica ngày càng chiếm lĩnh thị trường các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
Chưa đầy một tháng sau khi bị thua trong vụ tranh chấp đầu tiên với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Trung Quốc đã áp dụng một hệ thống thuế mới đánh vào xe nhập khẩu.
Hôm qua (25/8), chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục cam kết sẽ thực hiện cải cách và mở cửa kinh tế như đã thông qua từ 30 năm trước.
Ông Li Rongrong, Giám đốc Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Quốc gia (SASAC), cho biết gần 2/3 doanh nghiệp quốc doanh do trung ương quản lý (SOE) của Trung Quốc và các chi nhánh của chúng đã trở thành các công ty cổ phần sau 3 thập kỷ cải cách.
Theo Trung tâm giao dịch kim loại Quảng Châu, trong tháng 7/08 Trung Quốc đã xuất khẩu kỷ lục 7,21 triệu tấn các sản phẩm thép, tăng 1,99 triệu tấn so với tháng trước đó và tăng 21,38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Reuter, xuất khẩu than đá của Trung Quốc đã giảm gần 1/3 trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái do giá thế giới giảm và kế hoạch kìm chế xuất khẩu để hạn chế nguồn cung.
Doanh số bán hàng dệt may của Trung Quốc tại các thị trường nước ngoài 7 tháng đầu năm 2008 đã tăng chậm lại ở mức một con số, so với mức tăng 24,4% cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu của Cơ quan xúc tiến ngoại thương Côxta Rica (Comex), hàng hóa xuất khẩu của Côxta Rica ngày càng chiếm lĩnh thị trường các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
Công ty Sắt Thép Baoshan (Baosteel), nhà sản xuất thép lớn nhất đuợc niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, cho biết sẽ giảm giá các sản phẩm thép cán nguội trong quý IV năm nay khoảng 300 NDT/tấn so với quý III.
Trung Quốc đang xem xét một kế hoạch hỗ trợ cả gói trị giá 54 tỷ USD tập trung vào việc cắt giảm thuế và chi tiêu chính phủ, một dấu hiệu cho thấy kích thích kinh tế đang là một ưu tiên của chính phủ.
Úc đã ủng hộ việc người khổng lồ nhôm Chinalco – tập đoàn khai thác và sản xuất nhôm lớn nhất của Trung Quốc - mua lại 11% vốn của tập đoàn khai thác mỏ quốc tế Rio Tinto - có trụ sở chính tại Anh và Úc.