Theo Reuter, xuất khẩu than đá của Trung Quốc đã giảm gần 1/3 trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái do giá thế giới giảm và kế hoạch kìm chế xuất khẩu để hạn chế nguồn cung.
Xuất khẩu dự kiến giảm hơn nữa trong vài tháng tới do Bắc Kinh muốn giữ nguồn dự trữ than tại các nhà máy điện do giá thế giới giảm hơn nữa khiến giao hàng ra nước ngoài kém hấp dẫn.
Trung Quốc, nước tiêu thụ và sản xuất than đá lớn nhất thế giới, đã xuất khẩu 4,78 triệu tấn hydrocarbon trong tháng 7/2008, giảm 32% so với tháng 6, đưa tổng xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm lên 30,28 triệu tấn.
Trong 7 tháng đầu năm nay, Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu ròng do nhập khẩu trong thời gian này giảm 19,4% còn 24,94 triệu tấn.
Hiện nay, do tổ chức Olympics nên Trung Quốc đang phải đương đầu với tình trạng thiếu năng lượng tồi tệ nhất kể từ 2004 do các nhà máy điện không bảo đảm đủ than hoặc từ chối trả giá tăng trong khi bán điện với giá nhà nước đặt ra.
Xuất khẩu trong tháng 7/2008 giảm chủ yếu do giá than thế giới đã giảm xuống sau khi đạt mức cao kỷ lục đầu tháng 7.Giá than đốt nhiệt tại Newcastle, Ôxtrâylia, giá tham khảo của châu Á, đã giảm xuống mức thấp 9 tuần là 156,16 USD/tấn, do nhu cầu yếu và biến động theo xu hướng giá dầu và khí đốt thế giới giảm.
Giá than nhập khẩu qua cảng Qinhuangdao, cảng nhập than lớn nhất Trung Quốc là 153 USD/tấn, FOB.Bắc Kinh đang có nhiều biện pháp cắt giảm xuất khẩu để bảo đảm nguồn cung than nội địa, kể cả việc giảm hạn ngạch xuất khẩu hay hoãn cấp hạn ngạch sau Olympics, có thể tới cuối tháng 9. Ngoài ra, hệ thống đường sắt quốc gia sẽ giảm công suất chuyên chở than xuất khẩu và ưu tiên giao hàng nội địa. Tình trạng nguồn cung khan hiếm của Trung Quốc dự kiến sẽ vẫn còn kéo dài tới khi kết thúc Olympic. Các chính quyền địa phương đang do dự tái mở cửa các mỏ than nhỏ, chiếm 1/3 công suất sản xuất than của nước này trong thời kỳ chính trị nhạy cảm hiện nay.
Lào và Trung Quốc vừa ký một thoả thuận hợp tác về khoa học và công nghệ vũ trụ, theo đó Bắc Kinh sẽ giúp Vientiane phát triển một hệ thống vệ tinh viễn thông.
Nhà sản xuất thép Baosteel Group Corp. lớn nhất Trung Quốc về sản lượng, có trụ sở ở Thượng Hải, đã giảm giá để đối phó với mùa doanh số thấp trong tháng 7, 8 hàng năm và nhu cầu giảm do nền kinh tế nước này đang tăng trưởng chậm lại.
Theo số liệu của Cơ quan xúc tiến ngoại thương Côxta Rica (Comex), hàng hóa xuất khẩu của Côxta Rica ngày càng chiếm lĩnh thị trường các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
Chưa đầy một tháng sau khi bị thua trong vụ tranh chấp đầu tiên với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Trung Quốc đã áp dụng một hệ thống thuế mới đánh vào xe nhập khẩu.
Hôm qua (25/8), chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục cam kết sẽ thực hiện cải cách và mở cửa kinh tế như đã thông qua từ 30 năm trước.
Ông Li Rongrong, Giám đốc Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Quốc gia (SASAC), cho biết gần 2/3 doanh nghiệp quốc doanh do trung ương quản lý (SOE) của Trung Quốc và các chi nhánh của chúng đã trở thành các công ty cổ phần sau 3 thập kỷ cải cách.
Theo Trung tâm giao dịch kim loại Quảng Châu, trong tháng 7/08 Trung Quốc đã xuất khẩu kỷ lục 7,21 triệu tấn các sản phẩm thép, tăng 1,99 triệu tấn so với tháng trước đó và tăng 21,38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Reuter, xuất khẩu than đá của Trung Quốc đã giảm gần 1/3 trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái do giá thế giới giảm và kế hoạch kìm chế xuất khẩu để hạn chế nguồn cung.
Doanh số bán hàng dệt may của Trung Quốc tại các thị trường nước ngoài 7 tháng đầu năm 2008 đã tăng chậm lại ở mức một con số, so với mức tăng 24,4% cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu của Cơ quan xúc tiến ngoại thương Côxta Rica (Comex), hàng hóa xuất khẩu của Côxta Rica ngày càng chiếm lĩnh thị trường các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
Công ty Sắt Thép Baoshan (Baosteel), nhà sản xuất thép lớn nhất đuợc niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, cho biết sẽ giảm giá các sản phẩm thép cán nguội trong quý IV năm nay khoảng 300 NDT/tấn so với quý III.
Trung Quốc đang xem xét một kế hoạch hỗ trợ cả gói trị giá 54 tỷ USD tập trung vào việc cắt giảm thuế và chi tiêu chính phủ, một dấu hiệu cho thấy kích thích kinh tế đang là một ưu tiên của chính phủ.
Úc đã ủng hộ việc người khổng lồ nhôm Chinalco – tập đoàn khai thác và sản xuất nhôm lớn nhất của Trung Quốc - mua lại 11% vốn của tập đoàn khai thác mỏ quốc tế Rio Tinto - có trụ sở chính tại Anh và Úc.