Doanh số bán hàng dệt may của Trung Quốc tại các thị trường nước ngoài 7 tháng đầu năm 2008 đã tăng chậm lại ở mức một con số, so với mức tăng 24,4% cùng kỳ năm ngoái.
Theo các nhà phân tích, chi phí sản xuất gia tăng cùng nhu cầu yếu tại nước ngoài là những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm trên. 7 tháng đầu năm 2008, Trung Quốc chỉ xuất khẩu được 100,36 USD trị giá hàng dệt may, tăng 7,67%, nhưng vẫn giảm so với tốc độ tăng 24,4% của cùng kỳ năm 2007. Trong tổng kim ngạch 100,36 tỷ USD, có 62,49 tỷ USD hàng may mặc và đồ lót (tăng 3,4%) và 16,55 tỷ USD giày dép các loại (tăng 14,2%).
Các nhà máy may mặc Trung Quốc đang phải đương đầu với chi phí lớn hơn do các quy định phải phù hợp với môi trường và quy định mới về điều kiện làm việc, và khó hơn cho các hãng muốn đầu tư vay được tiền do Chính quyền đã thắt chặt tín dụng nhằm hạn chế lạm phát. Trong quý 1, nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Trung Quốc giảm gần 10% so với cùng kỳ, xuống 4,4 tỷ USD. Một trong những nước được hưởng lợi từ sự sụt giảm này là Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường Mỹ tăng trên 30% so với cùng kỳ. Việt Nam đã giành được thị phần đáng kể trên thị trường nhập khẩu của Mỹ trong giai đoạn này. Chính phủ Trung Quốc sẽ sớm tăng mức hoàn thuế xuất khẩu đối với hàng dệt từ mức 11% hiện nay lên 13%, trong khi đối với hàng may mặc sẽ thay đổi từ 11% lên 15%. Việc tăng mức hoàn thuế sẽ giúp cải thiện lợi nhuận xuất khẩu đang giảm hiện nay.
Công ty may mặc Trung Quốc Hembly Intl’ đã tiếp quản nhà sản xuất hàng thể thao Sergio Tacchini của Italia. Hembly dự định mở trên 200 cửa hàng Sergio Tacchini ở Trung Quốc trong 3 năm tới. Tập đoàn này có 120 cửa hàng tại châu Âu. Addidas thông báo đã mở cửa hàng lớn nhất thế giới của mình tại Bắc kinh với tên gọi Trung tâm thương hiệu Addidas. Theo công ty, việc mở trung tâm thương hiệu Addidas đầu tiên trên thế giới là 1 mốc quan trọng trong việc giành vị trí lãnh đạo thị trường tại Trung Quốc, một trong những thị trường quan trọng nhất cho thương hiệu này.
Lào và Trung Quốc vừa ký một thoả thuận hợp tác về khoa học và công nghệ vũ trụ, theo đó Bắc Kinh sẽ giúp Vientiane phát triển một hệ thống vệ tinh viễn thông.
Nhà sản xuất thép Baosteel Group Corp. lớn nhất Trung Quốc về sản lượng, có trụ sở ở Thượng Hải, đã giảm giá để đối phó với mùa doanh số thấp trong tháng 7, 8 hàng năm và nhu cầu giảm do nền kinh tế nước này đang tăng trưởng chậm lại.
Theo số liệu của Cơ quan xúc tiến ngoại thương Côxta Rica (Comex), hàng hóa xuất khẩu của Côxta Rica ngày càng chiếm lĩnh thị trường các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
Chưa đầy một tháng sau khi bị thua trong vụ tranh chấp đầu tiên với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Trung Quốc đã áp dụng một hệ thống thuế mới đánh vào xe nhập khẩu.
Hôm qua (25/8), chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục cam kết sẽ thực hiện cải cách và mở cửa kinh tế như đã thông qua từ 30 năm trước.
Ông Li Rongrong, Giám đốc Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Quốc gia (SASAC), cho biết gần 2/3 doanh nghiệp quốc doanh do trung ương quản lý (SOE) của Trung Quốc và các chi nhánh của chúng đã trở thành các công ty cổ phần sau 3 thập kỷ cải cách.
Theo Trung tâm giao dịch kim loại Quảng Châu, trong tháng 7/08 Trung Quốc đã xuất khẩu kỷ lục 7,21 triệu tấn các sản phẩm thép, tăng 1,99 triệu tấn so với tháng trước đó và tăng 21,38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Reuter, xuất khẩu than đá của Trung Quốc đã giảm gần 1/3 trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái do giá thế giới giảm và kế hoạch kìm chế xuất khẩu để hạn chế nguồn cung.
Doanh số bán hàng dệt may của Trung Quốc tại các thị trường nước ngoài 7 tháng đầu năm 2008 đã tăng chậm lại ở mức một con số, so với mức tăng 24,4% cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu của Cơ quan xúc tiến ngoại thương Côxta Rica (Comex), hàng hóa xuất khẩu của Côxta Rica ngày càng chiếm lĩnh thị trường các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
Công ty Sắt Thép Baoshan (Baosteel), nhà sản xuất thép lớn nhất đuợc niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, cho biết sẽ giảm giá các sản phẩm thép cán nguội trong quý IV năm nay khoảng 300 NDT/tấn so với quý III.
Trung Quốc đang xem xét một kế hoạch hỗ trợ cả gói trị giá 54 tỷ USD tập trung vào việc cắt giảm thuế và chi tiêu chính phủ, một dấu hiệu cho thấy kích thích kinh tế đang là một ưu tiên của chính phủ.
Úc đã ủng hộ việc người khổng lồ nhôm Chinalco – tập đoàn khai thác và sản xuất nhôm lớn nhất của Trung Quốc - mua lại 11% vốn của tập đoàn khai thác mỏ quốc tế Rio Tinto - có trụ sở chính tại Anh và Úc.