Đảm bảo cho mọi người dân có đủ lương thực. (Ảnh: Internet)
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia với mục tiêu đến năm 2012 chấm dứt tình trạng thiếu đói lương thực của người dân và đến năm 2020, thu nhập của người sản xuất lương thực sẽ cao gấp 2,5 lần hiện nay.
nh phủ vừa ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia với mục tiêu đến năm 2012 chấm dứt tình trạng thiếu đói lương thực của người dân và đến năm 2020, thu nhập của người sản xuất lương thực sẽ cao gấp 2,5 lần hiện nay.
Xác định đây là vấn đề trọng đại của đất nước nên Chính phủ yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, phát huy lợi thế về cây lúa, tổ chức tốt hệ thống mua, bán và dự trữ ở các vùng miền. Bảo đảm thu nhập cho người sản xuất lương thực và tạo điều kiện cho các địa phương thuần nông phát triển.
Nghị quyết nêu rõ quy hoạch diện tích đất lúa bảo đảm đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 là khoảng 3,8 triệu ha; trong đó, 3,2 triệu ha là đất lúa sản xuất 2 vụ trở lên, có thủy lợi hoàn chỉnh. Diện tích này cần được giữ, bảo vệ nghiêm ngặt và được lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất lúa đến từng hộ sử dụng.
Nhà nước cũng sẽ tăng cường năng lực cho nghiên cứu khoa học, khuyến nông liên quan đến an ninh lương thực bằng cách tăng ngân sách hàng năm đầu tư cho lĩnh vực này khoảng 10-15% so với hiện nay.
Bên cạnh đó, tăng cường đào tạo nông dân về khoa học kỹ thuật và kiến thức quản lý theo phương thức phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất lương thực và tăng thu nhập. Đến năm 2020, một nửa số người sản xuất lương thực sẽ được qua đào tạo.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm chi phí sản xuất để bảo đảm cho người sản xuất lúa gạo có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất là mục tiêu quan trọng của Chính phủ. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp khuyến khích nông dân giữ đất lúa, không để xảy ra tình trạng lấy đất lúa làm khu công nghiệp, sân golf, kinh doanh dịch vụ...
Chính phủ cũng tiếp tục thực hiện những chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng ruộng bậc thang ở miền núi, nhằm làm tăng thêm diện tích trồng lúa, đảm bảo lương thực cho vùng sâu, xa.
Tránh tình trạng hiện nay tại một số địa phương, lúa thu hoạch xong, không có kho chứa theo quy chuẩn, dẫn đến việc chất lượng gạo bị giảm thấp, Nghị quyết Chính phủ nêu rõ yêu cầu khẩn trương triển khai dự án đầu tư xây dựng kho chứa lúa gạo, đến năm 2012 phải hoàn thành việc xây dựng kho chứa 4 triệu tấn đã được quy hoạch.
Một vấn đề quan trọng của sản xuất lương thực là hoàn thiện hệ thống lưu thông, xuất khẩu và tiêu thụ hợp lý. Vì vậy, Bộ Công Thương phải xây dựng cơ chế điều hành sản xuất, xuất khẩu lương thực linh hoạt. Kết hợp tốt giữa dự trữ lưu thông và dự trữ nhà nước để bảo đảm yêu cầu cứu trợ lương thực, thực phẩm trong trường hợp khẩn cấp.
Chính phủ cũng yêu cầu trong quý I/2010, Bộ Tài chính phải đưa được ra mức đề xuất hợp lý lượng lúa gạo dự trữ quốc gia và lượng lúa gạo lưu thông; sớm hoàn thành đề án bảo hiểm nông nghiệp, trước mắt là bảo hiểm sản xuất lúa gạo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Để kiện toàn và có hệ thống giám sát an ninh lương thực quốc gia một cách đầy đủ, quy chuẩn, Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ nghiên cứu đề xuất việc thành lập Ủy ban an ninh lương thực quốc gia./.
Việc Chính phủ chủ trương đẩy mạnh phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với tổng kinh phí đầu tư đến năm 2020 vào khoảng 360.000-440.000 tỷ đồng, cùng với nhiều chương trình đầu tư hạ tầng khác (giao thông, phát triển đô thị, nhà ở...) trong năm 2010, tiếp tục mở ra cơ hội “sống khỏe” cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép Việt Nam trong năm 2010.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia với mục tiêu đến năm 2012 chấm dứt tình trạng thiếu đói lương thực của người dân và đến năm 2020, thu nhập của người sản xuất lương thực sẽ cao gấp 2,5 lần hiện nay.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2194/QÐ-TTg, phê duyệt Ðề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020, với tổng số vốn khoảng 69.900 tỷ đồng.
Đó là một trong nhiều nội dung trong quyết định duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Mục tiêu tự sản xuất gần như tất cả các phụ tùng, phụ kiện của một chiếc xe hơi trong chiến lược phát triển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 dường như quá sức với ngành công nghiệp ôtô Việt.
Mục tiêu đến năm 2012 chấm dứt tình trạng thiếu đói lương thực của người dân. Và đến năm 2020, thu nhập của người sản xuất lương thực cao hơn 2,5 lần hiện nay.
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm tại kỳ họp sơ kết công tác hợp tác kinh tế quốc tế 9 tháng đầu năm và bàn nhiệm vụ công tác trong những tháng cuối năm của Ủy ban Quốc gia hợp tác kinh tế quốc tế (UBQG) vừa được tổ chức ngày hôm qua (2/11).
Tại hội thảo khoa học "Định hướng chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2020," tại Hà Nội ngày 18/11. Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (Ủy ban chứng khoán Nhà nước) cho biết: Mục tiêu chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2011-2020 là phát triển về quy mô, chất lượng hoạt động cho thị trường chứng khoán, duy trì trật tự an toàn cho thị trường.
Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) vừa được Bộ Kế hoạch - Đầu tư phê duyệt mức huy động 30 ngàn tỉ đồng đầu tư kết cấu hạ tầng đến năm 2020; trong đó vốn ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách khoảng 7 ngàn tỉ đồng.
Lãnh đạo UBND TP vừa tổ chức cuộc họp tập thể bàn về dự án quy hoạch phòng, chống lũ (PCL) chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020.
Ngày 15/10/2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1601/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong quá trình phát triển của đất nước, từ những năm đầu của thập niên 90, Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào ngành công nghiệp này. Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 177/2004/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, nhiều chỉ tiêu của quy hoạch đã không thực hiện được hoặc hầu như chắc chắn không thực hiện được, nhất là những chỉ tiêu đến năm 2010. Những chỉ tiêu đến năm 2020 cũng rất khó có thể thực hiện được. Để làm rõ vấn đề này cần phải tính các nguyên nhân, thực trạng phát triển và đưa ra các giải pháp để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu phát triển của ngành ô tô ở Việt Nam.
Tỉnh Phú Yên đã đưa ra 34 dự án quan trọng kêu gọi đầu tư trong giai đoạn 2009-2020 với tổng số vốn 3,863 tỷ USD, trong đó 12 dự án thuộc ngành công nghiệp có tổng vốn đầu tư 2,465 tỷ USD.