Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Đó là một trong nhiều nội dung trong quyết định duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quan điểm phát triển từ bản quy hoạch này là kết cấu hạ tầng đường sắt cần ưu tiên tập trung đầu tư để đi trước một bước; phát triển mạng đường sắt đối ngoại liên kết với các cảng biển và các quốc gia có cùng chung biên giới, thúc đẩy hội nhập quốc tế; nhanh chóng phát triển mạng đường sắt đô thị làm nòng cốt trong vận tải công cộng tại các thành phố lớn, trước mắt ưu tiên thủ đô Hà Nội và TP.HCM.
Xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh vận tải đường sắt, phấn đấu thu hút vốn ngoài ngân sách cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đạt ít nhất 10% (năm 2020) và 20% (năm 2030) tổng vốn đầu tư. Từng bước chuyển đổi thống nhất khổ đường tiêu chuẩn 1.435mm trên toàn mạng và dần chuyển đổi từ sức kéo diesel sang sức kéo điện.
Chở 14% hàng hoá và 20% hành khách
Đến năm 2020, giao thông vận tải đường sắt cần chiếm tỷ trọng tối thiểu 13% về nhu cầu luân chuyển hành khách và 14% về luân chuyển hàng hoá trong tổng khối lượng vận tải của toàn ngành giao thông vận tải. Trong đó vận tải hành khách đô thị bằng đường sắt đạt ít nhất 20% nhu cầu vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội và TP.HCM.
Giai đoạn đến năm 2030: đạt tỷ trọng 20% về nhu cầu luân chuyển hành khách, hàng hoá; đạt tỷ trọng 25% về nhu cầu vận chuyển hành khách công cộng tại các đô thị lớn.
Ngành vận tải hành khách sẽ tập trung phát triển dịch vụ vận tải đường dài với cự ly 300 – 500km trên các hành lang giao thông chủ yếu, đặc biệt là hành lang Bắc – Nam, Đông – Tây và dịch vụ vận tải đường sắt đô thị, nội – ngoại ô, đường sắt liên tỉnh trên cơ sở khai thác hệ thống đường sắt hiện có, đường sắt xây dựng mới. Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải trên cơ sở thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp vận tải đường sắt nhà nước, xã hội hoá vận tải đường sắt nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ giá thành vận tải, thu hút các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia phát triển vận tải đường sắt và dịch vụ hỗ trợ vận tải.
Đưa đường sắt lên Tây Nguyên, xuống đồng bằng
Về kết cấu hạ tầng, hoàn thành kết nối đường sắt với các cảng biển quốc tế, nhà máy, khu kinh tế, khu mỏ và các trung tâm du lịch lớn…; phấn đấu hoàn thành xây dựng mới tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Đồng Đăng – Hà Nội; tuyến đường sắt phục vụ khai thác bauxite (Dăk Nông – Bình Thuận); các tuyến đường sắt kết nối các cảng biển, các khu công nghiệp, kinh tế, hầm mỏ mới hình thành: cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, cảng Cái Mép – Thị Vải, mỏ sắt Thạch Khê, bauxite Tây Nguyên... Nhanh chóng phát triển giao thông vận tải bánh sắt tại các đô thị, trước mắt ưu tiên triển khai tại thủ đô Hà Nội và TP.HCM; ưu tiên xây dựng trước một số đoạn tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam…
Đến năm 2030, hoàn thành mạng đường sắt đô thị tại thủ đô Hà Nội, TP.HCM và triển khai xây dựng tại một số thành phố lớn khác; cơ bản hoàn thành mạng đường sắt cao tốc Bắc – Nam; triển khai xây dựng mạng đường sắt Tây Nguyên, đường sắt nối các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc bộ và đường sắt đến các tỉnh ĐBSCL.
Riêng về an toàn giao thông, xoá bỏ toàn bộ các đường ngang dân sinh, xây dựng hệ thống đường ngang có phòng vệ, cầu vượt tại các điểm giao cắt đường sắt với quốc lộ và một số tỉnh lộ… thiết lập hành lang chạy tàu an toàn trên toàn hệ thống với tốc độ 120km/h… Mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành xây dựng hệ thống công trình cách ly trên toàn mạng đường sắt Việt Nam đồng thời cũng hoàn thành xây dựng các nút giao giữa đường sắt và đường bộ theo đúng quy định của luật Đường sắt.
(Theo SGTT/vietnamshipper)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com