Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vĩnh Long: Khai thác mặt hàng xuất khẩu thế mạnh

Nhờ tập trung mở rộng kinh tế đối ngoại, nâng chất lượng sản phẩm xuất khẩu trong đó phát triển các mặt hàng có lợi thế, thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng đa dạng nên đến cuối tháng 8, tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện kim ngạch xuất khẩu 198,6 triệu USD, đạt 99% kế hoạch năm và tăng 71,38% so cùng kỳ.

Gạo, nông sản chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ và giày da là 4 mặt hàng thế mạnh được các doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long tiếp tục tập trung khai thác để thực hiện mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 200 triệu USD trong năm 2009. Riêng trong tháng 8, các doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long đã khai thác xuất khẩu trên 40.000 tấn gạo các loại, kim ngạch xuất khẩu 14,6 triệu USD trong đó trên 8, 8 triệu USD được các doanh nghiệp ký hợp đồng xuất trực tiếp. Nhiều mặt hàng có sản lượng xuất khẩu cao và kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2008 như nấm rơm, trái cây, nông sản đóng hộp 1.792 tấn, kim ngạch trên 2,7 triệu USD, tăng 38%, giày các loại trên 48,8 triệu USD, tăng 6,8%, hàng thủ công mỹ nghệ trên 11,6 triệu USD, tăng 41%.

Ngành thương mại đã xây dựng chiến lược xuất khẩu tập trung vào 2 nhóm hàng nông sản và hàng công nghiệp, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến có khả năng cạnh tranh trên thị trường như gốm mỹ nghệ, trái cây đóng hộp, nấm rơm; chú trọng mở rộng xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, gốm đỏ, dầu nhờn...để khai thác hiệu quả nguồn nguyên liệu tại chỗ và tạo thêm việc làm thu hút lao động. Một số mặt hàng mới có nhiều thị trường tiềm năng như giày thể thao, quần áo thể thao, dược phẩm, dụng cụ y tế... được các doanh nghiệp tập trung khai thác xuất khẩu. Năm nay, mô hình các hợp tác xã, Hiệp hội ngành hàng... mở rộng làm đầu mối mua bán tiêu thụ nông sản gắn kết với các dịch vụ như đầu tư vốn, giống, liên kết ký hợp đồng cung ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến được từng bước mở rộng, qua đó các vùng nguyên liệu: khoai lang Bình Tân, bưởi Năm Roi, cam sành Tam Bình, các vùng nuôi thủy sản huyện Vũng Liêm, Mang Thít… bước đầu gắn kết với doanh nghiệp chế biến, tạo chân hàng vững chắc, hỗ trợ nhau trong đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hướng đến xây dựng thương hiệu mạnh đủ khả năng thâm nhập mở rộng thị trường xuất khẩu./.

(Vinanet)

  • Thái Nguyên trước nguy cơ trở thành điểm nóng về môi trường
  • Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái 8 tháng tăng 39,1% so với cùng kỳ
  • Dự án xây dựng Chợ đầu mối gia cầm Hà Vĩ: Cần đẩy nhanh tiến độ
  • Hà Nội: Xuất khẩu thủy sản giảm 7,8 phần trăm
  • Bà Rịa -Vũng Tàu: Mở tuyến dịch vụ vận tải biển đầu tiên đến Mỹ
  • Lào Cai tập trung đầu tư cho các huyện nghèo
  • An Giang: Điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước
  • Vĩnh Phúc đổi mới công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com