Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

An Giang: Điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Cùng với tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh về các khu công nghiệp địa phương, thời gian qua, An Giang đã tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhằm tạo môi trường thuận lợi, từng bước thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm đến.

Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh An Giang Trần Ánh Ngọc cho biết, sau thời gian thực hiện công tác đền bù giải tỏa, trong 2 năm 2007-2008, Ban Quản lý các KCN đã tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục công trình của hai KCN Bình Long và Bình Hòa. Trước đây, do năng lực của nhà thầu còn hạn chế nên đã có thời gian công trình bị chậm trễ; nhưng đến nay, khối lượng thi công các hạng mục công trình đã đạt nhiều kết quả tốt, tạo được mặt bằng gần 85 ha có hạ tầng, sẵn sàng cho nhà đầu tư thuê tại 2 KCN. Trong đó, hiện đã có 18 ha mặt bằng đã xây dựng nhà máy được các nhà đầu tư chính thức đưa vào hoạt động, hoặc đang thi công xây dựng nhà máy. Dự kiến trong năm 2009, KCN Bình Long sẽ hoàn thành hạ tầng kỹ thuật với diện tích 28,56 ha, trong đó đất cho doanh nghiệp thuê 19 ha; KCN Bình Hòa sẽ hoàn thành san lấp mặt bằng 132 ha, tạo mặt bằng có hạ tầng kỹ thuật trên 60 ha/100 ha, sẵn sàng cho nhà đầu tư thuê trong năm 2009 và sẽ hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong năm 2010. Ngoài ra, để tạo thêm quỹ đất,  Ban Quản lý các KCN cũng đã triển khai KCN Vàm Cống, có quy mô diện tích 198,83 ha, góp phần phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh An Giang.

Tuy nhiên, một thực tế đặt ra là, An Giang vốn có vị trí cách khá xa trung tâm TP.HCM, bên cạnh đó hệ thống quốc lộ chưa được nâng cấp là yếu tố chính gây khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư. Để khắc phục hạn chế về hạ tầng giao thông, đòi hỏi tỉnh phải chủ động tăng cường nhiều giải pháp, mà trọng tâm trước mắt cần thực hiện đó là công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thân thiện. Theo đó, để công khai hóa quy trình, thủ tục đầu tư nhằm hướng dẫn cho nhà đầu tư các bước thủ tục, cũng như biết thời gian giải quyết từng công việc; đồng thời, tạo điều kiện cho lực lược cán bộ-công chức trong đơn vị biết các giải quyết hồ sơ nhanh nhất, Ban Quản lý các KCN đã ký Quyết định số 08/QĐ-KCN ngày 9-3-2009 về việc ban hành quy trình đầu tư vào KCN. Đến nay, toàn tỉnh đã có 10 nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện 12 dự án. Đặc biệt, sau đợt tổ chức xúc tiến đầu tư tại TP.HCM hồi tháng 3-2009, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đến An Giang tìm cơ hội đầu tư và tỏ ra khá quan tâm đến các KCN của tỉnh. Điển hình tại KCN Bình Hòa, có 7 nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký 575 tỷ đồng, gồm: Công ty TNHH Phước Thạnh thực hiện dự án đầu tư Trạm trộn bê-tông nhựa nóng, sản xuất các sản phẩm bê-tông đúc sẵn với diện tích 4 ha; Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Delta AGF thực hiện dự án lắp ráp thiết bị cơ điện lạnh và sản xuất cấu kiện thép, với vốn đầu tư trên 58 tỷ đồng; Công ty Cổ phần TNHH Một thành viên GreenBank (100% vốn Đài Loan) thực hiện dự án đầu tư chế biến thủy sản, có công suất 19.000 tấn thành phẩm/năm, với tổng vốn đầu tư 13 triệu USD... Tại KCN Bình Long, có 4 nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 697 tỷ đồng. Dự kiến trong năm nay, một số nhà máy sẽ được đưa vào hoạt động như: Nhà máy cấp nước có công suất 2.000m3/ngày; nhà máy chế biến thủy sản có công suất 10.800 tấn thành phẩm/năm.

Nói về định hướng thu hút đầu tư gắn kết với thế mạnh của tỉnh An Giang trong thời gian tới, Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Trần Ánh Ngọc cho biết, trước mắt, tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông, điện và bưu chính viễn thông tại một số đầu mối giao thông quan trọng với TP.HCM, đến cửa khẩu biên giới Việt Nam-Campuchia và các vùng kinh tế trọng điểm, nhằm đảm bảo cho việc lưu thông hàng hóa, thúc đẩy công nghiệp phát triển. Đồng thời, xây dựng chương trình thu hút đầu tư có trọng điểm, nâng cao năng lực cho đội ngũ xúc tiến đầu tư; kết hợp thực hiện đồng bộ và linh hoạt chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ nguồn nhân lực, vốn, hạ tầng trong các KCN; tiếp tục thực hiện cải cách hành chính nhằm loại bỏ phiền hà, tạo điều kiện trong thời gian nhanh nhất cho các nhà đầu tư khi thực hiện dự án. Ngoài ra, tỉnh cũng đăng tập trung xây dựng các cơ sở đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ…

(Theo HỒNG TRANG // Báo An Giang )

  • Vĩnh Phúc đổi mới công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi
  • Hà Nam áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháng 7, Tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tỉnh giảm 22,7%
  • Sản phẩm gỗ, giày da, dệt may: Chiếm hơn 43% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh
  • Doanh nghiệp gặp khó... vì kẹt xe
  • Cơ quan kiểm dịch: không có chuyện thịt nhập khẩu ách tắc
  • Đà Lạt: Trồng thử nghiệm thành công nho Ý
  • Thành lập mới hơn 200 doanh nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi