Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thái Nguyên trước nguy cơ trở thành điểm nóng về môi trường

Chất lượng môi trường tại nhiều cụm, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang có chiều hướng suy giảm, nguy cơ trở thành điểm nóng về môi trường.

Chỉ 1/25 khu công nghiệp có báo cáo môi trường

Sông Công là khu công nghiệp (KCN) duy nhất trong tổng số 25 KCN trên địa bàn tỉnh có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, hiện KCN này vẫn chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nước thải từ đây chảy thẳng ra suối Văn Dương, khiến nước suối bị ô nhiễm kim loại và nhiều hợp chất hữu cơ. 

Bà Trần Thị Minh Hương, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Thái Nguyên cho biết, Chi cục đã phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xử phạt khá nhiều doanh nghiệp (DN) vi phạm việc xả thải ra môi trường. Trong năm 2008, qua kiểm tra 64 DN, Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên đã phát hiện, xử lý 36 DN vi phạm, với tổng số tiền 378 triệu đồng. Ngoài ra, Sở cũng phối hợp với lực lượng cảnh sát môi trường thực hiện 22 đợt kiểm tra đột xuất, kiến nghị xử phạt 2 DN trong KCN Sông Công với số tiền 54 triệu đồng. 

Tại Công ty cổ phần Giấy xuất khẩu Thái Nguyên, mỗi ngày Công ty thải ra môi trường tới 200 m3 với nhiều loại chất hữu cơ, chất rắn làm ô nhiễm nghiêm trọng suối Phượng Hoàng (đoạn từ phường Tân Long chảy ra sông Cầu). Năm 2008, dù Công ty đã nộp hồ sơ xin chứng nhận hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm, nhưng qua kiểm tra hệ thống này không vận hành thường xuyên, nước thải qua xử lý không đạt tiêu chuẩn. Nghiêm trọng hơn, qua kiểm tra đột xuất, Sở Tài nguyên và Môi trường còn bắt quả tang Công ty xả trái phép nước thải chưa qua xử lý qua hệ thống cống ngầm tinh vi... 

Cũng theo bà Hương, việc xử lý chất thải tại các KCN hầu hết còn manh mún, tự phát, chưa có thiết kế quy hoạch chi tiết và xây dựng kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường của từng KCN. Do chưa xây dựng hệ thống thu gom, nên nước thải của các KCN đều bị ô nhiễm chất hữu cơ, dầu mỡ và một số kim loại nặng vượt tiêu chuẩn cho phép. Điển hình là nước thải KCN Sông Công có lượng thủy ngân vượt tới 6,45 lần tiêu chuẩn cho phép, chất rắn lơ lửng vượt 3,2 lần, chất sulfua vượt 4,6 lần; chất amoni vượt 1,85 lần… 

Ngoài ra, phần lớn DN đều không có hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường, trang thiết bị đầu tư kém. Điển hình là Nhà máy kẽm điện phân của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên, thường để rò rỉ khí lưu huỳnh dioxit ra môi trường, vượt 2 lần tiêu chuẩn cho phép, gây thiệt hại một diện tích lớn hoa màu của nhân dân. 

Siết chặt quản lý trước khi quá muộn

Nguyên nhân của những tồn tại trên, theo ông Vũ Bá Mười, Phó trưởng ban Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên, là do các KCN nằm phân tán trên nhiều địa bàn, gây khó khăn cho công tác quản lý. Mặt khác, đa phần DN đóng tại các KCN đều là những DN nhỏ lẻ, tiềm lực yếu, trang thiết bị sản xuất lạc hậu. Việc đầu tư xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn lại quá tốn kém, nằm ngoài khả năng của DN...

Theo quy định của tỉnh, trước khi được cấp phép đầu tư, DN phải có bản cam kết sau 3 tháng được cấp phép, phải xây dựng được phương án xử lý môi trường, cũng như bản cam kết bảo vệ môi trường. “Tuy nhiên, trên thực tế, sau 3 tháng DN có lập phương án hay xây dựng biện pháp bảo vệ môi trường hay không, lại rất khó kiểm tra”, ông Mười nói.

Để khắc phục tình trạng trên, theo bà Hương, phải tăng cường hơn nữa nhận thức của DN, cũng như vai trò giám sát của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Bà Hương cho biết, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thành lập tổ công tác phản ứng nhanh. “Ngay khi tiếp nhận phản ánh của dân về những vi phạm trong bảo vệ môi trường của DN, bất kể giờ nào, các cán bộ cũng lập tức có mặt để kiểm tra. Chính sức ép từ phía người dân sẽ khiến nhiều DN phải thay đổi thái độ với việc bảo vệ môi trường”, bà Hương khẳng định. 

Với 24 cụm, KCN đang trong quá trình xây dựng (1 KCN đã đi vào hoạt động), vấn đề của Thái Nguyên hiện nay là phải siết chặt quản lý bảo vệ môi trường trước khi quá muộn.

 

(Theo Phan Long // Báo đầu tư )

  • Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái 8 tháng tăng 39,1% so với cùng kỳ
  • Dự án xây dựng Chợ đầu mối gia cầm Hà Vĩ: Cần đẩy nhanh tiến độ
  • Hà Nội: Xuất khẩu thủy sản giảm 7,8 phần trăm
  • Bà Rịa -Vũng Tàu: Mở tuyến dịch vụ vận tải biển đầu tiên đến Mỹ
  • Lào Cai tập trung đầu tư cho các huyện nghèo
  • An Giang: Điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước
  • Vĩnh Phúc đổi mới công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi
  • Hà Nam áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi