Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công ty công ích: Chệch hướng là “trảm tướng”

Công ty công ích: Chệch hướng là “trảm tướng”
Sau khoảng ba năm, LienVietPostBank và công ty Him Lam đã tài trợ và đầu tư vào Xín Mần 88,12 tỷ đồng.

Đầu năm 2010, tại huyện vùng biên Xín Mần (Hà Giang) có một công ty khá đặc biệt được thành lập: Công ty Cổ phần Phát triển Xín Mần.

Nhìn qua, đây là một công ty tư nhân có thể hoạt động sản xuất và kinh doanh như nhiều doanh nghiệp khác. Nhưng khá đặc biệt bởi hai điểm: công ty này hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; là mô hình công ty công ích tư nhân đầu tiên có tại Việt Nam.

Ngoài ra, có một điểm khác biệt nữa, Công ty Cổ phần Phát triển Xín Mần chỉ có hai cổ đông sáng lập, là Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và Công ty Cổ phần Him Lam, trong khi theo quy định tại Nghị định số 102/2010/NĐ-CP thì công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất ba cổ đông sáng lập. Tuy nhiên, khác biệt này được Thủ tướng Chính phủ cho phép, nhằm mục đích hỗ trợ cho công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Không vì mục tiêu lợi nhuận, được đại diện cổ đông sáng lập giải thích ở kết quả sản xuất, kinh doanh hàng năm nếu có lãi thì dùng chính phần lãi đó đầu tư trở lại cho địa phương.

Các hoạt động của công ty được xác định ở ba trọng tâm: hỗ trợ huyện Xín Mần xây dựng hạ tầng giao thông và cơ sở giáo dục, hỗ trợ đào tạo nhân lực giáo dục - y tế, hỗ trợ phát triển kinh tế và trồng rừng. Đây cũng là đầu mối trực tiếp triển khai đề án hỗ trợ giảm nghèo huyện Xín Mần từ năm 2009 - 2020 theo công thức 5-3-2: đào tạo nhân lực hỗ trợ phát triển y tế, giáo dục chiếm 50%; hỗ trợ phát triển kinh tế và trồng rừng chiếm 30%; hỗ trợ xây dựng hạ tầng kết nối giao thông chiếm 20% nguồn lực đầu tư.

“Nếu chệch hướng ba trọng tâm đã xác định trong hoạt động, mong các anh giám sát và báo ngay cho chúng tôi, chúng tôi sẽ “trảm tướng” ngay”, ông Nguyễn Đức Hưởng, đại diện cho cổ đông sáng lập nói khi trao đổi bên lề với lãnh đạo UBND huyện Xín Mần trong chuyến công tác cuối tuần qua.

Ông Hưởng cho biết, việc thành lập công ty này với mô hình công ích là để tạo một đầu mối cụ thể, được tổ chức chuyên nghiệp, có chuyên môn và gắn trách nhiệm tham gia trực tiếp vào các hoạt động của địa phương; qua đó chính sách hỗ trợ sẽ bền vững hơn là những khoản vốn giải ngân trực tiếp hay chia đều theo cấp phát.

Ông Ngô Trung Sơn, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Xín Mần, cũng giải thích thêm rằng: “Nhận thức của nhiều người dân vẫn là rào cản lớn, các cấp cần tuyên truyền tích cực hơn nữa để giảm dần tư tưởng bao cấp, ỷ lại. Người dân phải xác định là làm cho mình và vươn lên, chúng tôi chỉ hỗ trợ. Như việc cho vay không lãi đầu tư sản xuất, hỗ trợ cước vận chuyển, bao tiêu sản phẩm…, thì người dân phải tạo ra được sản phẩm, chứ không phải cho không như nhiều chương trình khác thường làm”.

Thực hiện Nghị quyết 30A/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo trong cả nước, LienVietPostBank và Công ty Cổ phần Him Lam nhận đỡ đầu huyện Xín Mần với cam kết tài trợ, đầu tư ban đầu 54,75 tỷ đồng. Sau khoảng ba năm, với đầu mối triển khai chính là Công ty Cổ phần Phát triển Xín Mần, tổng giá trị tài trợ và đầu tư đã lên tới 88,12 tỷ đồng.

Qua đó, đã có 112 giáo viên mầm non, y sỹ và y tá được đưa đi đào tạo và trở về phục vụ địa phương; xây mới, cải tạo 3 trường học đạt chuẩn quốc gia cùng 10 nhà lưu trú cho học sinh 9 xã; hơn 1.000 lượt hộ dân được vay không lãi cho sản xuất; xây dựng và kết nối giao thông cho khoảng 20.000 dân của 6 xã vùng cao; thiết lập hệ thống nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng, các kênh thương mại để hỗ trợ cả đầu vào và đầu ra cho các hộ dân…

Dự kiến thời gian tới, Công ty Cổ phần Phát triển Xín Mần sẽ tiếp tục đưa đi đào tạo gần 90 y sỹ và giáo viên mầm non để bổ sung nguồn nhân lực cho huyện; khảo sát và xây thêm 5 cây cầu mới; tiếp tục cho vay không lãi để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp; triển khai dự án trồng gần 1.000 ha rừng sản xuất và vận hành nhà máy sơ chế gỗ…

Ông Ngô Trung Sơn nói, với những gì đã và đang làm theo mô hình trên, Công ty Cổ phần Phát triển Xín Mần cơ bản đã đạt được các mục tiêu ban đầu và đúng hướng. Qua đó sẽ góp phần làm giảm được tỷ lệ hộ nghèo của huyện trong những năm tới.

Đến cuối năm 2009, còn hai huyện thuộc diện nghèo nhất và ở địa đầu tổ quốc là Xín Mần và Mèo Vạc (cùng thuộc tỉnh Hà Giang) chưa có được đơn vị đỡ đầu. Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động Thương binh - Xã hội) đã lên tiếng kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ. Cùng với Xín Mần, huyện Mèo Vạc cũng đã được Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nhận đỡ đầu.

(Theo Vneconomy)

  • Việt Nam lọt top 10 địa điểm kiếm tiền lý tưởng trên thế giới
  • Thâu tóm Shell Gas Vietnam với giá… 100 nghìn USD
  • Mỹ phẩm Việt: Tủi thân ngay trên sân nhà
  • Kinh doanh Groupon: DN tự hại mình
  • Vỗ béo các nhà máy bia
  • Đại gia Shell Gas rời thị trường Việt Nam
  • Đại gia Shell Gas rời thị trường Việt Nam
  • 163 công ty trong tầm ngắm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao