Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Túi khôn của doanh nghiệp

Các nhà tư vấn chuyên nghiệp vẫn được ví như "túi khôn" của doanh nghiệp. Ông Nguyễn Minh Triết, CEO Công ty Tư vấn chiến lược Strategy Asia, chia sẻ với Doanh Nhân xung quanh việc khi nào thì doanh nghiệp nên sử dụng "túi khôn" này. 

- Qua tiếp cận với nhiều doanh nghiệp, theo ông, vì sao hiện nay không ít doanh nghiệp ngại sử dụng dịch vụ tư vấn? 

Trên thực tế, không ít doanh nghiệp muốn tìm kiếm thông tin và ý kiến từ các nhà tư vấn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, nhưng bản thân họ lại không xác định được vấn đề mình đang gặp phải. Doanh nghiệp cũng thiếu hiểu biết về dịch vụ tư vấn và các giá trị do dịch vụ này mang lại. Một lý do khác là khi nhà tư vấn đưa ra các giải pháp thì doanh nghiệp lại thiếu nguồn nhân lực để phối hợp; tư vấn không tiếp cận được thông tin đầu vào để đưa ra các dự báo đáng tin cậy; và cuối cùng ban lãnh đạo và nhân viên của doanh nghiệp đó ngại thay đổi. Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất là tầm nhìn. Nhà tư vấn chiến lược thường chú trọng vào các mục tiêu dài hạn, trong khi doanh nghiệp lại thường chú trọng vào các mục tiêu ngắn hạn. Chẳng hạn, một doanh nghiệp muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường cần phải đầu tư về công nghệ, thiết bị, con người. Nhưng quá trình đầu tư đó có thể làm giảm lợi nhuận trong ngắn hạn, vì thế nhiều doanh nghiệp không muốn. Còn một khoảng cách nữa là cách tiếp cận vấn đề. Nhà tư vấn thường chú trọng việc phân tích, phát hiện và giải quyết các vấn đề gốc rễ về nhân sự, sản xuất, kinh doanh, trong khi doanh nghiệp muốn giải quyết những vấn đề nổi cộm trước mắt. 

- Theo ông thì hiện các doanh nghiệp cần dịch vụ tư vấn nào nhất?  

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam thiếu chiến lược cạnh tranh đúng nghĩa, kết quả là kém hiệu quả và dẫn tới thất bại. Họ lầm tưởng chiến lược cạnh tranh là các ý tưởng, định hướng kinh doanh và các giải pháp đến từ kinh nghiệm chủ quan của nhà cố vấn. Thực tế, nhu cầu quan trọng nhất phải là dịch vụ tư vấn chiến lược chuyên nghiệp. 

- Thưa ông, để nhận diện đúng vấn đề của doanh nghiệp, nhà tư vấn cần xác định những điểm chính nào?  

Nhà tư vấn chuyên nghiệp phải có các mô hình theo chuẩn mực quốc tế và phù hợp với môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Đây là công cụ quan trọng giúp nhà tư vấn đánh giá khách quan và toàn diện thực trạng của doanh nghiệp, từ đó nhận diện đúng các vấn đề gốc rễ cần giải quyết. Giải pháp tư vấn được hình thành dựa trên các khảo sát và nghiên cứu thị trường một cách khách quan. Về mặt nguyên tắc, giải pháp tư vấn phải giải quyết được các vấn đề gốc rễ và tạo ra giá trị đột phá cho từng doanh nghiệp. 

- Vậy thế nào là một dịch vụ tư vấn hoàn hảo, thưa ông?  

Theo tôi, một dịch vụ tư vấn hoàn hảo phải đáp ứng ba tiêu chí: Một là phải xây dựng được các giải pháp tư vấn đột phá, giải quyết được các vấn đề gốc rễ của doanh nghiệp. Hai là phải tạo ra được giá trị to lớn cho doanh nghiệp. Ba là đảm bảo hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong quá trình tương tác giữa nhà tư vấn và doanh nghiệp. 

- Nếu doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ chi phí để tiếp cận dịch vụ tư vấn, ông có lời khuyên nào cho họ?  

Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần trang bị tư duy chiến lược về kinh doanh thông qua các khóa huấn luyện, sách vở, internet… Đây là một năng lực rất quan trọng để có thể thành công trong kinh doanh. Khi doanh nghiệp phát triển đến một mức độ nhất định, cần đầu tư đúng mức cho quá trình xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh dài hạn và lúc đó rất cần sử dụng các công ty tư vấn chuyên nghiệp.

- Xin cảm ơn ông!

(Theo Doanh nhân)

  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao
  • 'Vua gạch' làm chủ tịch ngân hàng
  • Những người Việt trẻ làm tổng giám đốc ở tuổi 24
  • Chủ tịch VCCI nói về những ngày 'nhức óc'
  • Bầu Đức “cưỡi cọp”, Hoàng Anh Gia Lai chênh vênh
  • Những doanh nhân gốc Việt đình đám trên đất Mỹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao