Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghề thiết kế cũng cần luật lệ

Sẽ ít người tin một miếng rèm cửa cũ và một cái áo sơ-mi đã qua sử dụng nhiều lần lại giúp một cô sinh viên chuyên ngành thời trang của Học viện nghệ thuật San Francisco giành giải cao nhất trong một cuộc thi thiết kế thời trang tại Mỹ. Bộ váy làm từ rèm cửa và sơ-mi sau đó đã được trưng bày ở Viện Bảo tàng DeYoung ở San Francisco. Đó là nhà thiết kế trẻ Trần Phương My.

Giữa tháng 5 vừa qua, cô đã chính thức đưa thương hiệu thời trang cao cấp mang tên mình vào kinh doanh bằng việc ra mắt cửa hàng Flagship Phương My tại Q.1, TP.HCM. Sản phẩm mới nhất được bày bán tại đây là bộ sưu tập Xuân - Hè 2013 với chất liệu lụa tơ tằm, cotton pha tơ tằm và tơ tằm dạ với các gam màu nữ tính.

My kể, khi cho con gái đi du học, ba mẹ muốn My trở thành nhà kinh doanh, bác sĩ hay luật sư. Cho tới khi vào đại học, cô vẫn không có ý định theo nghệ thuật. Tình cờ một hôm đi ăn tối với một người bạn mới quen, bạn hỏi My thích làm gì nhất, My thành thật trả lời là mình rất thích vẽ, thích thời trang và có thể tự vẽ những kiểu quần áo cho riêng mình. Người bạn này liền hỏi: Tại sao lại học chuyên toán ở UCLA?. Cô nghĩ mãi mà không biết phải trả lời thế nào. Đêm hôm đó cô không sao ngủ được. Hai tuần sau cô xin rút hồ sơ khỏi UCLA và chuyển sang Học viện Nghệ thuật San Francisco. “Bây giờ nghĩ lại, thấy mình đã quyết định đúng”, Phương My nói.

My cho biết, khi còn ở Mỹ, cô đã may mắn khi được quen với ông chủ một quỹ đầu tư ở New York. Ông nổi tiếng vì trong thời gian gần đây đã dành rất nhiều tiền đóng góp cho các quỹ từ thiện thông qua các chương trình thời trang. “Tôi mang rất nhiều đồ do mình thiết kế đến văn phòng ông và xin được tài trợ để làm show diễn tại New York. Tôi đã thật sự may mắn khi con gái của ông lúc đó cũng có mặt, rất thích váy do tôi thiết kế. Ông đã đồng ý tài trợ cho show diễn với điều kiện tôi sẽ may váy cho con gái ông và 5 bộ váy đắt nhất sẽ được bán đấu giá để quyên góp cho quỹ từ thiện”, My kể.

Nói về quyết định trở lại Việt Nam vào giữa năm 2012, My cho biết: “Quyết định này không quá khó khăn với tôi bởi đây là nơi tôi ra đi thì giờ phải trở về”.

- Trở về nước lập nghiệp cũng có nghĩa phải bắt đầu lại từ đầu, vậy Phương My có gặp trở ngại nào không?

My hầu như không gặp trở ngại nào vì đã chuẩn bị kỹ lưỡng. My cũng đã mất 2 năm để tìm hiểu thị trường Việt Nam, thiết lập các mối quan hệ, chuẩn bị cơ sở vật chất, xưởng may, địa điểm cửa hàng... trước khi chính thức đánh tiếng về sự có mặt của thương hiệu riêng tại Việt Nam.

- Nhà thiết kế thời trang và stylist của những tạp chí thời trang, đâu là vai trò Phương My thấy thú vị hơn?

My thực sự là mình nhất khi làm nhà thiết kế thời trang. Nghề stylist cho các tạp chí thời trang trong và ngoài nước thường chỉ thỏa mãn sở thích chinh phục thử thách của bản thân. Đồ của mình, tất nhiên mình là người hiểu nhất, nhưng đồ thiết kế của các thương hiệu nổi tiếng thì sao? Mình sẽ sử dụng, phối phong cách như thế nào đây? Đôi khi các tạp chí cũng đưa ra những bài toán về phối đồ, tạo phong cách theo xu hướng từng mùa... khá là hóc búa mà My luôn phải tìm cách giải cho thật đẹp.

- Nhận định của Phương My về sự phát triển của ngành thời trang Việt Nam cũng như trình độ các nhà thiết kế?

Những năm gần đây, ngành công nghiệp thời trang Việt Nam phát triển rất nhanh và chuyên nghiệp: từ nghề thiết kế, báo chí thời trang, tới người mẫu... Điều đó giúp những nhà thiết kế trẻ như My nhanh chóng được phát hiện ra và dành cho nhiều cơ hội để chứng tỏ năng lực của mình hơn các nhà thiết kế thế hệ trước.

- Xây dựng thương hiệu thời trang cho riêng mình đang là xu hướng đối với các nhà thiết kế nhưng điều này cũng buộc nhà thiết kế phải cân bằng giữa sự thăng hoa cảm xúc trong các ý tưởng hoặc bản tính nghệ sĩ của mình với các chiến lược kinh doanh. Phương My làm sao cân bằng 2 điều này?

My luôn cố gắng giữ đầu óc của mình ở trạng thái cân bằng nhất để vừa sáng tạo, bay bổng lại vừa tỉnh táo để theo dõi doanh số kinh doanh, hay trả lời phỏng vấn (cười). Thực ra, My là người sống rất lý trí, có lẽ do xuất phát điểm là dân học Toán nên đôi khi còn thấy mình mang nhiều doanh nhân tính hơn cả nghệ sĩ tính.

- Kế hoạch phát triển thương hiệu Phương My trong thời gian tới?

Ngoài việc kinh doanh bộ sưu tập Xuân - Hè 2013, My đang hoàn thành bộ sưu tập Thu - Đông, dự tính sẽ ra mắt vào đầu tháng 10. Kế hoạch trước mắt là đan xen giữa những chuyến đi tham dự Tuần lễ Thời trang Haute Couture, Hội chợ vải ở Milan và Paris, My sẽ chuẩn bị trình diễn bộ sưu tập mới cho một số show trong và ngoài nước.

- Nguyên tắc làm việc của Phương My là gì?

My luôn quan niệm, nếu tuân thủ nghiêm túc luật lệ của nghề này (từ kỹ thuật cắt, may, tầm nhìn, tư duy đánh giá xu hướng nhạy bén, tư duy cá nhân cởi mở tới tôn trọng giá trị sáng tạo) thì bạn có thể tham gia cuộc chơi bình đẳng với tất cả các nhà thiết kế thời trang khác trên thế giới.
 
(Theo Nhipcaudautu)

  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao