Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ

Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Chu Ân Lai tại Genève năm 1954 -

Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Chu Ân Lai tại Genève năm 1954 -

Nguồn gốc ảnh: ảnh tư liệu - báo Tuổi Trẻ

 Là hậu thế, tôi không nắm được những thông tin chuẩn xác xem thực lực của ta tới đâu, còn bao nhiêu quân, vũ khí đạn dược ra sao, do đó rất khó phán xét.

Tuy nhiên, có thể hình dung hoàn cảnh lúc bấy giờ là mặc dù đã thắng lớn ở Điện Biên Phủ nhưng cũng chưa đủ sức tiến lên giải phóng ngay cả nước.

Không mơ hồ, ảo tưởng

"Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình"

Điện Biên Phủ là trận thắng lớn mà ta đánh tan một tập đoàn cứ điểm nhưng địch còn chiếm giữ hầu hết các thành phố lớn; để giải phóng được chắc phải có thời gian và điều kiện vật chất cần thiết không thể có ngay.

Hơn nữa, các “ông bạn lớn” chủ trương hòa hoãn với phương Tây, nói nhẹ ra thì chắc gì viện trợ lớn, nhất là khí tài hạng nặng để ta có thể thực hiện việc này?

Trong khi đó Mỹ lăm le nhảy vào Đông Dương và điều này không phải nói suông mà thực tế Mỹ đã làm như vậy ngay sau khi Hiệp định Genève được ký kết. Trong hoàn cảnh như vậy, ta không có nhiều dư địa để chọn lựa.

Sau Hội nghị Genève, trong nội bộ ta không phải không có tâm tư này nọ, chẳng thế mà Bác Hồ đã phải chấn chỉnh cả những biểu hiện của tư tưởng “tả khuynh” lẫn “hữu khuynh”.

Người chỉ ra rằng những phần tử tả khuynh thấy thắng, muốn đánh bừa, đánh đến cùng, chỉ thấy cây không thấy rừng, chỉ thấy Pháp không thấy Mỹ muốn kéo dài chiến tranh, quốc tế hóa vấn đề Đông Dương, họ đề ra những khẩu hiệu quá cao, việc gì cũng muốn mau, không biết rằng đấu tranh cho hòa bình cũng gay go, phức tạp; còn những phần tử hữu khuynh thì bi quan tiêu cực, nhân nhượng vô nguyên tắc, không tin tưởng vào lực lượng của nhân dân, chỉ muốn cuộc sống dễ dàng.

Ngay sau khi Hiệp định Genève được ký kết, Trung ương Đảng ta đã ra Lời kêu gọi, trong đó nhấn mạnh: “Chúng ta phải ra sức phấn đấu để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc...

Toàn dân, toàn quân và toàn Đảng ta phải hết sức tỉnh táo đề phòng, luôn luôn nâng cao chí khí chiến đấu, ra sức khắc phục những tư tưởng chủ quan, khinh địch, cầu an, thỏa hiệp, tự mãn, tự kiêu”.

Xem như vậy ta không mơ hồ, ảo tưởng, không rời bỏ các mục tiêu cơ bản, lâu dài mang tính chiến lược. Toàn bộ cuộc chiến đấu anh dũng trong 20 năm sau đó cho tới thắng lợi lịch sử năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã chứng tỏ rõ điều đó.

Câu chuyện liên quan Lào, Campuchia

Sở dĩ phải làm rõ chuyện liên quan đến Lào và Campuchia là vì Hội nghị Genève bàn về cuộc chiến tranh ở Đông Dương nói chung chứ không riêng về Việt Nam.

Không những vậy, từ đó tới nay nhiều thế lực luôn xuyên tạc sự thật, đổ lỗi cho ta “bỏ rơi” các lực lượng kháng chiến Lào và Campuchia hòng chia rẽ ba nước.

Vậy sự thật thế nào? Bước vào Hội nghị Genève, ta đã mạnh mẽ đòi hỏi hai điều: Một là, phải mời đại diện các lực lượng kháng chiến ở Lào và Campuchia tham dự (thậm chí đại diện của họ là các ông Nu Hắc từ Lào và Keo Pha từ Campuchia đã có mặt tại Genève); hai là, phải xem xét cả ba vấn đề Việt Nam - Lào - Campuchia trong một tổng thể.

Bài diễn văn của trưởng đoàn VNDCCH Phạm Văn Đồng tại phiên họp toàn thể đầu tiên dành trọn cho vấn đề Lào và Campuchia theo tinh thần trên chứ không phải về Việt Nam.

Những đòi hỏi trên đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các phiên sau. Lúc đầu cả Liên Xô lẫn Trung Quốc đều ủng hộ chủ trương của ta, còn phương Tây đương nhiên bác bỏ thẳng thừng.

Tuy nhiên, theo cuốn sách Chu Ân Lai và Hội nghị Genève thì “tới trung tuần tháng 5, Chu Ân Lai đã xác định rõ không thể dùng kế hoạch cả gói để giải quyết vấn đề Đông Dương, cách tốt nhất là phân biệt đối xử” và ngày 27-5, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc là Tân Hoa xã công khai công bố lập trường chính thức của Trung Quốc là: “tình hình của ba nước Đông Dương Việt Nam - Campuchia - Lào hoàn toàn khác nhau... vì vậy biện pháp giải quyết cũng sẽ không giống nhau...”.

Ông Chu Ân Lai đã ra sức thuyết phục ông Phạm Văn Đồng theo hướng này. Và đặc biệt là chiều 20-6-1954, ông Chu Ân Lai đã tiếp đãi ngoại trưởng chính quyền Phnom Penh rồi ngoại trưởng chính quyền Vientiane tại biệt thự của mình để trao đổi về giải pháp và mối bang giao giữa hai nước này với Trung Quốc.

Kết quả là theo Hiệp định Genève, quân đội nước ngoài phải rút khỏi hai nước Lào và Campuchia, không được đưa vũ khí, nhân viên quân sự trở lại và không được lập căn cứ quân sự nước ngoài.

Quân Pa-thét Lào tập kết về hai tỉnh Sầm Nưa, Phôngsalỳ và phía Bắc Luông Phrabăng ở Thượng Lào chờ giải pháp chính trị theo phương án của Trung Quốc (đoàn ta đề nghị tập kết về các tỉnh dọc theo biên giới Lào - Việt nhưng không được chấp thuận). Đối với Campuchia không có vùng tập kết mà quân kháng chiến phải hòa nhập vào quân đội hoàng gia.

Những sự thật lịch sử nói trên cho thấy rõ vấn đề Lào và Campuchia được giải quyết thế nào và do đâu.

Giành thắng lợi từng bước

Người ta thường nói trên bàn đàm phán chỉ có thể đạt được những gì đã giành được trên chiến trường. Có lẽ nên bổ sung thêm cụm từ “trên chính trường”, bởi lẽ các thỏa thuận ngoại giao liên quan tới chiến tranh thường phản ánh tổng hòa các nhân tố quân sự, chính trị, kinh tế, thậm chí cả văn hóa, xã hội của các bên tham chiến và những chuyển động trên bàn cờ quốc tế. Hiệp định Genève năm 1954 đúng là như vậy và điều này đã lặp lại qua Hiệp định Paris năm 1973.

"Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình"

Đối với Hội nghị Genève năm 1954 và cả đối với các hội nghị quốc tế về Lào và Campuchia đều có nhân tố này. Nhận thức rõ điều này và rút kinh nghiệm Hội nghị Genève, ta đã kiên trì chủ trương độc lập, tự chủ theo tinh thần “việc của ta do ta giải quyết” trong suốt quá trình chuẩn bị, tiến hành và kết thúc cuộc hòa đàm Paris từ năm 1968 tới 1973.

Luôn phải đối phó với các thế lực hùng mạnh gấp bội về vật chất, chúng ta đã phải giành thắng lợi từng bước, đánh đổ từng bộ phận nhưng kiên định các mục tiêu lâu dài và cơ bản. Chủ trương “hòa để tiến” năm 1946, Hiệp định Genève năm 1954 và Hiệp định Paris năm 1973 là những bước như vậy.

Sử dụng sức mạnh tổng hợp

Do phải đối mặt với tình trạng “sức mạnh vật chất không cân xứng”, ta luôn sử dụng sức mạnh tổng hợp. Đó là sức mạnh vật chất kết hợp với sức mạnh tinh thần, nhất là lòng yêu nước cháy bỏng dưới ngọn cờ chính nghĩa, lòng quả cảm và tình đoàn kết keo sơn của cả dân tộc, trí thông minh và tinh thần sáng tạo của toàn quân, toàn dân.

Đó là sức mạnh tổng hợp của các mặt trận đấu tranh khác nhau: chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội, dư luận...

Đó là sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại và sự đoàn kết quốc tế, kể cả các tầng lớp nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý ngay ở những nước xâm hại nước ta.

Một bài học nữa mang tính quy luật rút ra qua Hiệp định Genève là sự đoàn kết của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, một nhân tố sống còn bảo đảm sự nghiệp xây dựng và bảo vệ mỗi nước, điều mà các thế lực bên ngoài nhận thức rất rõ nên thường xuyên tìm cách phân ly, chia rẽ.

Kỷ niệm 60 năm ký kết Hiệp định Genève năm 1954 một cách thiết thực nhất là rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hôm nay và mai sau.

VŨ KHOAN (nguyên phó thủ tướng)
Theo Báo Tuổi Trẻ

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Bài 1: Cá độ từ A đến Z
  • Bài cuối: Cần đa dạng nguồn tín dụng
  • Bài 2: Khó khăn chồng chất
  • Bài 1: Theo chân đi vay nóng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi