Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Năm 2009 qua đi, với ngành thuỷ sản Việt Nam, đó không phải một năm không tệ cho dù tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm có giảm sút: đạt khoảng 4,35 tỉ USD, giảm 3,6% so với thực hiện cả năm 2008. Trong nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản thì mức sút giảm kim ngạch xuất khẩu thuy sản không lớn như nhiều mặt hàng khác như càphê (giảm khoảng 17,6%), cao su (giảm 27,7%), nhân điều (giảm 7,8%)... Trong khi đó, đây là một năm cũng vô cùng khó khăn cho ngành thuỷ sản trong nước.
Thuận lợi
Bước sang năm 2010, đã có nhiều tín hiệu mới cho thấy, xuất khẩu thuỷ sản sẽ có kết quả khả quan hơn nhiều so với năm 2009. Bộ Công thương dự kiến, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2010 sẽ đạt 4,7 tỉ USD, tăng 6,8% so với năm 2009.
Nhìn chung, xuất khẩu thuỷ sản cũng sẽ thuận lợi như nhiều ngành hàng xuất khẩu khác xét trong bối cảnh chung: kinh tế thế giới, nhất là các nước: Mỹ, EU, Nhật Bản, v.v., là những thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam đang trên đà phục hồi. Thuỷ sản – mặt hàng thực phẩm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, rất dễ tăng được lượng hàng tiêu thụ khi thu nhập dân cư ở các thị trường này tăng lên.
Còn nói về những lợi thế xuất khẩu mới về chính sách, thị trường cho hàng thuỷ sản Việt Nam, dễ thấy nhất là hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, từ 1.10.2009, trên 86% hàng nông sản, thuỷ sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi rất lớn về thuế, trong đó các mặt hàng tôm đã được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 – 2%. Cho nên, từ vị trí là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ hai của Việt Nam (sau EU), Nhật có khả năng trở thành thị trường số một của Việt Nam ngay trong năm tới. Còn với thị trường Mỹ, đứng thứ ba về nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam, theo bộ Công thương, năm sau, Việt Nam có thể xuất khẩu 1 tỉ USD hàng thuỷ sản vào Mỹ (chiếm thị phần 8%). Theo thương vụ Việt Nam tại Mỹ, xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ sẽ tăng mạnh nếu các doanh nghiệp chú ý đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại; xây dựng thương hiệu; tăng cường sử dụng internet trong công tác tiếp thị, tập trung sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao…
Bộ Công thương cũng đánh giá, năm 2010, có thể tăng xuất khẩu thuỷ sản sang EU. Các nước EU nhập nhiều nhất philê cá đông lạnh, chủ yếu là cá tuyết, cá tuyết vàng, và cá tra, sau đó là tôm đông lạnh, và cá ngừ. Trị giá nhập khẩu cả khối EU khoảng 40 tỉ USD/năm. Nhưng xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm 3% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này, dự kiến năm 2010 nâng tỷ lệ này lên 3,5% (khoảng 1,4 tỉ USD).
Một số thị trường khác cũng rất quan trọng như Hàn Quốc (tiêu thụ trung bình khoảng 7.300 tấn tôm mỗi năm cho Việt Nam); Nga, Trung Đông đang trở thành những thị trường không thể bỏ qua với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam không chỉ năm 2010 mà các năm về sau.
Một thuận lợi khác là thuỷ sản Việt Nam vừa qua đã được một số nước công nhận, đánh giá cao về chất lượng. Cuối năm 2009, bộ Y tế và tiêu dùng Tây Ban Nha đã ra thông báo công nhận cá tra, cá basa xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu. Tây Ban Nha hiện là một trong những nước tiêu thụ cá tra và cá basa của Việt Nam nhiều nhất trong số các nước EU với lượng nhập khẩu mỗi năm theo ước tính khoảng 40.000 tấn.
Thách thức cũng không nhỏ
Tuy nhiên, những thách thức cũng rất lớn. Theo một chuyên gia bộ Công thương, khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản năm 2010, chủ yếu vẫn là xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai dự luật nông nghiệp 2008 (Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ USFDA sang USDA quản lý.
Một thực tế nữa là năm 2010, các doanh nghiệp phải đứng trước khó khăn về thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất xuất khẩu trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu một số mặt hàng vẫn chưa đưa về mức 0%. Hiện nay, hầu hết các nhà máy chế biến thuỷ sản chỉ hoạt động được khoảng 70% công suất do thiếu nguyên liệu chế biến. Số nhà máy chế biến hải sản không ngừng tăng lên trong khi năng lực nuôi trồng, khai thác trong nước có hạn, cạnh tranh trở nên gay gắt. Nhiều doanh nghiệp đã tăng cường nhập khẩu nguyên liệu. Theo dự báo của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, để đáp ứng đủ nhu cầu chế biến xuất khẩu, sắp tới nhập khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sẽ tăng từ 8 – 10%/năm, với giá trị khoảng 200 triệu USD/năm.
Ngoài ra, có thể nói đến một số khó khăn đáng kể khác như tình trạng con giống (để nuôi trồng thuỷ sản) không đảm bảo, chất lượng thấp. Nguyên liệu sản xuất thiếu trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu ở mức cao, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất với chế biến. Bên cạnh đó, yếu kém trong khâu tiếp thị và thiếu đội ngũ các nhà quản lý cũng như lao động có trình độ cũng là khó khăn đối với ngành thuỷ sản.
(Theo Phạm Anh // SGTT Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com