Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Xuân Lộc, tỉnh lỵ ở phía đông nằm gần Sài Gòn nhất là nơi diễn ra trận chiến ác liệt nhất vào ngày 8/4, trong lúc chính trường Sài Gòn vẫn nghiêng ngả mất định hướng.
Tướng Trần Văn Trà ở Trại Davis tháng 3/1973 (ảnh trong bộ sưu tập của Polgar) |
Lý do buộc Thiệu từ chức
Ngày 5/4, Thủ tướng Khiêm từ chức vì bất đồng với Thiệu và Chủ tịch Hạ viện Nguyễn Bá Cẩn được Thiệu chọn thay Khiêm là Thủ tướng.
Ngày 11/4, trận chiến Xuân Lộc vẫn ác liệt Cẩn lại cùng cố vấn mới của mình tổ chức họp báo quốc tế để tìm cách cải thiện hình ảnh của Sài Gòn với ngoại quốc.
Bộ Tổng tham mưu Quân đội VNCH thì hoàn toàn thoát ly khỏi thực tế. Đến ngày 14/4, nội các VNCH vẫn tê liệt, CIA Sài Gòn chỉ còn đối mặt với một vấn đề chính là di tản.
Về chuyện di tản, Polgar nhận ra cách nghĩ của Đại sứ Martin có sự xung đột với quan điểm của Washington. Nhận mật lệnh từ Kissinger phải thu xếp giảm số người Mỹ ở Phái bộ Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam chỉ còn 1.250 vào ngày 19/4, Martin nói với Polgar rằng giờ đây ông ta có toàn quyền quyết định thiết lập điều mình muốn để duy trì tình hình.
Martin đề xuất giảm bớt lực lượng quân Mỹ hỗ trợ di tản nhưng đòi Nhà Trắng phải miễn cưỡng chấp nhận việc lập kế hoạch di chuyển bất kỳ người Việt nào làm cho Mỹ.
Polgar cũng không muốn người Việt bị lờ đi trong cuộc di tản, đồng thời lo ngại rằng Văn phòng Tùy viên Quân sự Mỹ (DAO) với trách nhiệm lập kế hoạch di tản đang bị cuốn vào tình huống “rời đi mà hoàn toàn không quan tâm tới yêu cầu di tản của người Việt”.
Khả năng này bồi thêm sự lo lắng của Polgar về việc di tản. “Càng nghĩ đến vấn đề này tôi càng tin chắc rằng CIA buộc phải đi theo hướng có một giải pháp chính trị cho cuộc di tản, thời gian thì không còn để trì hoãn nữa”-Polgar cay đắng.
Một yếu tố củng cố thêm nhận định của Polgar là việc tiên đoán rằng Quốc hội Mỹ sẽ không chấp nhận khoản viện trợ quân sự khẩn cấp cả gói cho VNCH mà Tổng thống Ford đệ trình vào phiên họp ngày 19/4 (tức 20/4 giờ Sài Gòn).
Hà Nội có thể tăng thêm sức mạnh và lực lượng nhanh hơn nhiều dự đoán của VNCH. Một thúc ép với Polgar lúc này là vẫn phải loại bỏ Thiệu và thiết lập một chính phủ liên hiệp có thể đàm phán ngừng bắn với Bắc Việt.
Nhưng Đại sứ Martin kiên quyết chống việc người Mỹ ép buộc Thiệu từ chức, nên Polgar phải dùng tiểu xảo đưa Martin đến việc buộc phải chấp nhận một thực tế phũ phàng.
Tổng hành dinh CIA gửi lại cho Polgar đầu bài của kế hoạch di tản và Polgar trả lời rằng đang phải đối phó với một áp lực mới từ nhu cầu di tản của một số người Việt là vợ của nhân viên CIA.
Polgar cũng báo cáo ông ta đã hoàn tất kế hoạch nhằm giảm số nhân viên CIA ở Nam Việt Nam còn 270 người, trong khi Kissinger yêu cầu ông Martin phải giảm số người duy trì trong Tòa Đại sứ Mỹ còn 1.500.
Ông Martin không có dấu hiệu sẽ giảm thêm người của CIA. Tuy nhiên, Martin buộc phải chấp nhận một điều là chiến thắng của Hà Nội đang đến rất gần mà ông ta vẫn chưa khuyến cáo Thiệu ra đi. Ngày 15/4, Polgar gửi cho Martin báo cáo của CIA Sài Gòn rằng Thiệu còn tại vị thì không thể có một chính phủ liên hiệp để đàm phán như người Mỹ mong muốn.
Báo cáo chốt lại với thông điệp tối hậu thư là “nếu không buộc Thiệu ra đi ngay thì người Mỹ sẽ đối mặt với thảm họa chỉ trong vòng một tuần nữa”. Nhưng thực tế thì Phan Rang vừa thất thủ, tư lệnh mới của lực lượng tử thủ ở đây, Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, bị quân đội Bắc Việt bắt sống.
Và nguồn tin tình báo của Polgar ngày 16/4 cho biết, Bắc Việt sẽ tổng tấn công Sài Gòn “cho đến thắng lợi cuối cùng mà không quan tâm việc chính quyền Thiệu sụp đổ hay Nhà Trắng quyết định viện trợ quân sự khẩn cấp cho VNCH hay không”.
Tức là không có đàm phán ngừng bắn và không có chính phủ liên hiệp ba bên nào cả, mà “Bắc Việt hạ quyết tâm kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 19/5 ngay tại Sài Gòn”.
Thiệu ngày ăn mừng Hiệp định ngừng bắn 19/6/1973 ở Sài Gòn (ảnh do Polgar chụp) |
Âm mưu đi vòng qua người Hungary
Bộ Chỉ huy Chiến dịch tổng công kích và nổi dậy giải phóng Sài Gòn đã đề nghị Bộ Chính trị đặt tên chiến dịch là “Chiến dịch Hồ Chí Minh” và 19 giờ ngày 14/4/1975, bằng bức điện số 37/TK, Bộ Chính trị đã “Đồng ý chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Ngày 22/4/1975, Bộ chỉ huy Chiến dịch duyệt lại lần cuối cùng kế hoạch chính thức của Chiến dịch Hồ Chí Minh. Bản đồ quyết tâm chiến dịch được trải rộng ra trên bàn. Tư lệnh Chiến dịch Văn Tiến Dũng và Chính ủy Phạm Hùng cùng ký vào bản đồ quyết tâm đó. (Nguồn: Đại thắng Mùa xuân của Đại tướng Văn Tiến Dũng) |
Mặc dù dấu hiệu việc Hà Nội sắp đập tan chế độ Sài Gòn bằng sức mạnh quân sự đến tay Polgar rất nhiều, Polgar vẫn không từ bỏ hy vọng về một cuộc đàm phán ngừng bắn.
Ngày 17/4, Polgar phản ứng mạnh đối với tuyên bố chính thức của Nhà Trắng rằng cơ quan ngoại giao quá bận rộn không thể đàm phán một giải pháp chính trị và ngừng bắn ở Nam Việt Nam.
Polgar tìm được sự ủng hộ của Giám đốc CIA Colby về một cuộc vận động chính sách ngoại giao ở Mỹ để tiếp tục đàm phán với Bắc Việt trong tuyệt vọng.
Polgar khăng khăng nài nỉ rằng “sự thất bại của Mỹ đã dẫn sang bước thực hiện chiến lược ngoại giao, và chỉ nhờ ngoại giao mới có thể ngăn cản hoặc trì hoãn được một kết cục bi thảm sẽ ghim lên nước Mỹ về trách nhiệm chống một cuộc đổ máu không cần thiết”.
Ngày 18/4, Polgar lại phản ứng với trả lời gây sốc của ông Philip Habib, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, trên báo chí Mỹ rằng Nhà Trắng lo lắng cho những người Việt làm việc cho Mỹ ở VNCH, và có kế hoạch di tản nhân viên người địa phương.
Nếu tuyên bố này là đúng và lan tới Sài Gòn thì đúng là “một đòn trời giáng” gây ra cơn hoảng loạn mới ở Nam Việt Nam. Đại sứ Martin có cớ lén lút lên kế hoạch di tản cho 350 nhà báo, và tướng Đặng Văn Quang, Cố vấn An ninh của Thiệu, nói với Martin một cách thân mật rằng chính quyền VNCH sẽ không phản đối. CIA Sài Gòn tiếp tục giả vờ như họ sẽ di tản những người bản xứ cùng thân nhân.
Polgar lúc ấy tin rằng, tùy thuộc hoàn cảnh, Nhà Trắng sẽ khuấy lên một sự hoảng loạn nếu cho hoặc không cho di tản người Việt. Nhưng bất kể trường hợp nào, Sứ quán Mỹ cũng đã tính toán với Cơ quan Nhập cư Mỹ là nhân viên làm cho Mỹ cùng thân nhân họ có thể được di tản, và sẽ mất thời gian nhiều giờ.
Với cách này thì cộng đồng Mỹ kiều ở Nam Việt Nam được di tản sẽ bị cắt giảm, bởi mỗi ngày đang có hàng trăm người xin thẻ cư trú và hệ thống ở Sứ quán Mỹ đang vận hành êm dịu.
Polgar không có lý do gì để xem xét việc di tản cho nhân viên người Việt ở văn phòng CIA Sài Gòn với các nhà báo. Báo cáo gửi về tổng hành dinh CIA, Polgar nhận định, với sức tấn công hiện nay, Bắc Việt có thể vào đến Sài Gòn vượt trước dự tính của Washington một vài tuần, nên cần di tản Phái bộ Mỹ nhanh hơn.
Đồng thời Polgar (dù không được độc lập cung cấp chi tiết) muốn tổng hành dinh CIA biết rằng “Đại sứ Mỹ Martin và Đại sứ Pháp Merillon đã có sáng kiến để Tổng thống Thiệu tự nguyện từ chức”.
Cùng ngày 18/4, đại tá Janos Toth, thành viên đoàn quân sự Hungary đóng tại Trại Davis đến gặp Polgar. Toth là đại diện cho trưởng đoàn Hungary tại Ủy ban Liên hiệp Quân sự Quốc tế giám sát thực thi Hiệp định Paris nên thường làm việc với phái đoàn quân sự Bắc Việt trong sân bay Tân Sơn Nhất.
Toth ám chỉ với Polgar rằng việc kết thúc cuộc chiến ở Nam Việt Nam sẽ sớm hơn độ một tuần và, theo phân tích của các sĩ quan Hungary dựa trên “tư duy logic của những người xã hội chủ nghĩa” thì Bắc Việt chắc phải thu hẹp sức tấn công hơn là mở rộng tổng công kích vào Sài Gòn.
Những ngày tiếp theo, việc Polgar tiếp xúc với Toth và những người đồng hương Hungary khác được nhận thông tin từ những đồng nghiệp từ Hà Nội của họ, đã dẫn ông ta đến nhiều kết luận. Đầu tiên là việc Bắc Việt thời gian qua quyết định dồn sức tấn công quân sự mà chưa cần giải pháp đàm phán. Thứ hai, Bắc Việt thực sự sẵn sàng nối lại đàm phán nếu Thiệu ra đi khỏi ghế Tổng thống VNCH.
Một chính phủ kế nhiệm sẽ làm công việc “chấm dứt chiến tranh như trong điều khoản Hiệp định Paris” và Sứ quán Mỹ sẽ được giới hạn hoạt động ngoại giao ở mức “bình thường và truyền thống”. Những người Hungary nghĩ chỉ cần một vài ngày để thiết lập kênh đối thoại theo hướng này vì Bắc Việt chân thật, không muốn làm Mỹ bẽ mặt. Nhưng Toth đã suy đoán ngờ nghệch.
Dù vậy Martin và Polgar vẫn chia sẻ quan điểm theo đuổi một cuộc đàm phán ngừng bắn. Đại sứ Martin chớp thông tin mà Polgar lấy từ người Hungary với Kissinger. Mãi đến 19/4, khi Toth phản ánh rằng “khát khao giải phóng Nam Việt Nam của Hà Nội xác đáng hơn ý định của người Mỹ về đàm phán trong khuôn khổ Hiệp định”, Martin mới thất vọng.
Ông ta buộc phải đưa ra thảo luận kế hoạch đưa quân đội Mỹ vào yểm trợ cho cuộc di tản người Mỹ bằng trực thăng, và tạm quyết định sẽ thiết lập một cầu hàng không trực thăng một chiều sẽ chở ra tàu khu trục của Hải quân Mỹ khoảng 1.600 người; cầu hàng không trực thăng hai chiều sẽ chở đi 3.200 người.
Nhưng, để thực hiện được, Mỹ phải đưa vào Sài Gòn một sư đoàn lính thủy đánh bộ và một sư đoàn không quân thuộc Hải quân để hỗ trợ di tản. Martin dự kiến thời gian thực hiện cuộc di tản này là trong ba tuần nữa.
Đồng thời, để an toàn cho cuộc di tản, Martin cho Polgar dùng đường điện thoại riêng của Đại sứ để báo cáo kế hoạch này với Kissinger, để yêu cầu Kissinger liên lạc với Liên Xô nhờ ra tín hiệu với Bắc Việt để họ dành vài ngày cho người Mỹ di tản.
Nhưng Kissinger điện trả lời là “không thể” dù sáng đó Kissinger có một cuộc liên lạc với Liên Xô.
(còn nữa)
(Theo Tô Nam lược dịch // Tienphong Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com