Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Trong báo cáo gửi CIA, Polgar chứng minh rằng quân đội VNCH suy sụp mạnh tinh thần và nhuệ khí. Theo Polgar, sự thụ động trong Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn buộc ông ta phải ra tay chỉ huy, một cố gắng cuối cùng để đảo ngược tình thế đang dẫn Sài Gòn đến thảm họa sụp đổ.
Tổng thống Ford họp bàn với (từ trái qua) Đại sứ Martin, Tướng Weyan và Ngoại trưởng Kissinger về giải pháp cho VNCH ngày 25/3/1975 |
Ông ta đưa ra phương án với cố gắng cao nhất cùng các đối tác của chính quyền Sài Gòn cam kết làm “một nỗ lực tổ chức, tâm lý và chính trị“ may ra mới có thể cứu Sài Gòn ra khỏi tình thế lâm nguy.
Ngày 19/3/1975, Polgar tổ chức tiệc tối mời các quan chức tình báo Sài Gòn, trong đó có tướng Quang (cố vấn an ninh của Thiệu) và tướng Bình (Tư lệnh cảnh sát và tình báo).
Hôm sau, Phó Văn phòng CIA Sài Gòn LaGueux đưa cho tướng Bình rồi sau đó chuyển cho tướng Quang phương án với những chỉ dẫn tường tận để Quang đệ trình ngay lên Tổng thống Thiệu. Ngày 21/3, Polgar gặp Thủ tướng Khiêm để trao đổi về vấn đề an nguy của chính quyền Sài Gòn.
Khiêm tỏ ra nghi ngờ kế hoạch của Polgar. Khiêm chỉ trích tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng, nhưng lại không hiểu rằng chính ông ta cũng là người có ảnh hưởng mạnh trên chính trường hơn hẳn ảnh hưởng của tướng Viên đối với quân đội.
Polgar thảo luận với Khiêm về việc “đến thời điểm phải đưa ra khái niệm một chính phủ thống nhất quốc gia”, nhưng Polgar nhận ra Khiêm không còn nhạy bén với tình huống bi đát của chính quyền Sài Gòn.
Ngày 22/3, Polgar lại gặp Khiêm, ông ta đi cùng với người phiên dịch nội dung những bức ảnh mà CIA Sài Gòn chụp về cảnh tháo chạy của quân đội VNCH, trên chuyến bay từ Plâyku về Phú Bổn.
Trong khi CIA Sài Gòn phải làm cật lực để đưa tin tức đến cấp cao nhất ở Washington về tình trạng nghiêm trọng của Sài Gòn thì Đại sứ Martin lại về Washington suốt thời gian khủng hoảng này. Polgar phản ánh tình hình này về tổng hành dinh CIA trong báo cáo ngày 23/3.
Trước đó Polgar cũng chuyển một bức điện với nội dung cực kỳ thất vọng, trong đó ông ta ghi rõ: Bắc Việt đang thành công, còn VNCH sai lầm ngu ngốc trong khi Mỹ không có bất cứ phản ứng nào. “Hà Nội điều thêm năm sư đoàn dự trữ chiến lược của họ vào cuộc” - Polgar viết và kết luận với Ngoại trưởng Mỹ Kissingger và cố vấn an ninh quốc gia rằng “Tôi nhìn thấy Nam Việt Nam đang bị nhấn xuống bùn”.
Chiều 23/3, tổng hành dinh CIA lựa chọn giải pháp tình thế là yêu cầu CIA Sài Gòn cung cấp thông tin về thiệt hại của quân đội VNCH và kế hoạch quân sự của Thiệu, để Washington có thể quyết định loại vũ khí viện trợ ngay cho VNCH. Tổng hành dinh CIA chấp nhận một thực tế là Đà Nẵng có thể thất thủ và phải bỏ ngỏ Tây Ninh, nhưng cần phải nắm được kế hoạch cuối cùng của Thiệu là sẽ tử thủ ở đâu.
Trả lời trong báo cáo hôm sau, Polgar viết: “Giờ thì tình hình của VNCH trở nên tồi tệ đến mức cùng kiệt mà hai tuần trước đó không ai nghĩ đến”. Hiện tuyến phòng thủ ở Đà Nẵng và dải ven biển từ Qui Nhơn đến Phan Thiết còn giữ được nhưng, trong tình hình biến chuyển này, sẽ không thể giúp thay đổi “chiến lược phản công” của Thiệu, mà chỉ đơn giản là tia hy vọng giữ cho quân đội VNCH khả năng xoay xở trong trận chiến quyết định sau đó.
Washington tương đối lạc quan nên tại thời điểm này nảy ra cuộc tranh cãi với Polgar về kế hoạch di tản. Mặc dù quan điểm riêng của họ bị đảo ngược không lâu sau đó, tổng hành dinh CIA đã thông báo với Polgar vào ngày 25/3 rằng các cơ quan mà CIA tham khảo đều lo ngại có những dấu hiệu tác động xấu đến nền chính trị Mỹ nếu một cuộc di tản của các quan chức, binh lính VNCH và gia đình họ xảy ra.
Polgar trả lời bằng một bức điện viết trong tâm trạng đau đớn, chỉ rõ rằng Sài Gòn đang náo loạn vì những người Mỹ di tản một cách không cần thiết từ các tỉnh cao nguyên và duyên hải dồn về.
Những dấu hiệu chính trị -việc di tản của họ - khiến có thể phải tăng số lượng người di tản so với mức mà Quốc hội Mỹ đã đưa ra khi dấu hiệu xấu nhất của tình hình VNCH gia tăng. Tổng hành dinh CIA vội vàng thoái lui quyết định.
Dù chưa dứt khoát gửi yêu cầu hành động đến Polgar, nhưng CIA đã phê duyệt danh sách những người di tản do Polgar đề xuất và cho Polgar quyền được điều tiết quá trình di tản.
Ngày 23/3 (giờ Việt Nam) Tổng thống Ford gửi cho ông Thiệu một lá thư- sự liên lạc trực tiếp cuối cùng của Tổng thống Mỹ với VNCH - dường như để nâng nhuệ khí cho ông Thiệu.
Thư có đoạn: “ Sự quyết tâm của Hoa Kỳ để yểm trợ một đồng minh đang bị lực lượng Bắc Việt với vũ khí hùng mạnh tấn công, là một điều hết sức cần thiết...Riêng tôi, tôi chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ đứng sau lưng VNCH trong giờ phút tối quan trọng này“.
Ngày 25/3, ông Thiệu viết thư phúc đáp Tổng thống Ford, trong đó kêu gọi Mỹ viện trợ quân sự khẩn cấp (như đã cam kết) để cứu VNCH đang lâm nguy và thậm chí còn đề xuất Ford “ra lệnh cho B-52 can thiệp trong một thời gian ngắn nhưng mãnh liệt xuống nơi tập trung quân và căn cứ hậu cần của Bắc Việt trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam”. Nhưng Ford không bao giờ trả lời Thiệu nữa!
Một báo cáo khác từ CIA Sài Gòn nghi ngờ về sự tồn tại của một ý chí kháng cự nói chung của VNCH. Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng quân đội VNCH, được miêu tả như là người “có ảnh hưởng cá nhân bằng tinh thần chủ bại tràn ngập binh sĩ VNCH”.
Cuộc chiến được yểm trợ bằng siêu pháo đài bay B-52 đánh bom rải thảm Bắc Việt đã qua, đằng nào cũng đã đến lúc kết thúc. “Nếu chúng tôi không bố trí lại lực lượng thì chúng tôi sẽ chết. Nhưng bố trí lại quân đội, chúng tôi vẫn chết” - tướng Viên chua chát.
Ngày 19/3, Quảng Trị thất thủ. Ngày 24/3, Tam Kỳ rơi vào tay quân đội Bắc Việt. Ngày 25/3, Huế thất thủ sau ba ngày bị quân đội Bắc Việt bao vây.
Ở tầm chiến lược, Polgar vẫn thấy một khoảng trống quyền lực của cả Mỹ và VNCH lúc bấy giờ, nên kêu gọi một chuyến thị sát quân đội VNCH của tướng Fred Weyand, cựu Tư lệnh quân đội Mỹ tại VNCH (MACV), lúc này đang giữ chức Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ.
Ngày 25/3, tổng hành dinh CIA thông báo cho Polgar rằng, tướng Weyand sẽ dẫn đầu một phái đoàn Mỹ, trong đó có hai quan chức CIA là Ted Shackley và George Carver, sang Sài Gòn thị sát. Tổng hành dinh CIA yêu cầu Polgar cung cấp những tin tức tình báo, chủ yếu liên quan đến việc làm thế nào để duy trì ý chí kháng cự cho VNCH.
Báo cáo trả lời ngày 26/3, Polgar viết, tổn thất do bỏ ngỏ cao nguyên đặt ra câu hỏi về khả năng kháng cự hữu hiệu tại bất kỳ điểm nào khác của VNCH nếu bị tấn công, “VNCH, như chúng tôi biết, là không còn gì”.
Polgar cũng nhận thấy viễn cảnh đặt dấu chấm hết của chính quyền VNCH sẽ đến sớm “trừ phi có một áp lực quân sự hoặc chính trị nào đó ngăn được Bắc Việt không chớp lấy thời cơ ấy”.
Cùng ngày, tất cả người Mỹ có mặt ở Tây Ninh được di tản về Sài Gòn bằng trực thăng. Vậy là nỗ lực của Mỹ nhằm lấy lại nhuệ khí cho quân đội và chính quyền VNCH bất thành.
Kỳ V: Đà Nẵng: Di tản trước, thất thủ sau
(Theo Tô Nam lược dịch // Tienphong Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com