Trong những năm gần đây, giá trị xuất khẩu từ cà phê đã phục hồi lại sau đợt sụt giảm mạnh từ năm 2000 đến 2004. Kim ngạch xuất khẩu cà phê trong niên vụ 2007/08 ước đạt 15 tỷ USD. Trong khi hầu hết các nước sản xuất cà phê đã mở rộng nền kinh tế của họ và giảm sự phụ thuộc vào ngành hàng cà phê như một ngành hàng chính thu ngoại tệ trong suốt những thập kỷ qua thì rất nhiều nước vẫn còn chịu ảnh hưởng lớn của biến động giá cả. Dễ nhận thấy ở một số nước, cà phê vẫn chiếm một thị phần rất lớn trong nguồn thu từ xuất khẩu: Burundi (52%), Ethiopia (31%), Honduras (23%), Uganda (17%), Nicaragua (17%) và Guatemala (12%). Thậm chí các nước sản xuất ít phụ thuộc vào cà phê hơn cũng phải chịu ảnh hưởng do các mặt hàng thiết yếu như nông sản và khoáng sản mà họ xuất khẩu đều bị giảm giá.
Ngoài sự giảm kim ngạch xuất khẩu do việc giảm giá của các mặt hàng thiết yếu, thì dòng tiền đi vào và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng sẽ bị ảnh hưởng rất mạnh. Cùng lúc đó, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy rằng khủng hoảng sẽ tự động chuyển thành sự suy giảm của các quỹ hỗ trợ và quỹ cho vay của các nước phát triển. Cuộc khủng hoảng kinh tế chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các nước đang phát triển nhưng ảnh hưởng này sẽ hết sức đa dạng, nó sẽ phụ thuộc vào khả năng của chính phủ trong việc làm cho các chính sách kinh tế của họ thích ứng với môi trường mới.
Hầu hết các nền kinh tế phát triển đều không chịu gánh nặng của các vấn đề cơ cấu sâu xa, như số nợ vượt quá cao có thể gây cản trở sự phát triển trong một vài năm tới. Mặc dù năm 2009 sẽ là một năm khó khăn cho các nước đang phát triển nhưng những nước này với khoản tiết kiệm tương đối cao và nợ không nhiều sẽ có thể hồi phục nhanh chóng. Theo nhiều đánh giá về tài chính và đối ngoại thì nền kinh tế của các nước đang phát triển lại đang ở trong tình trạng tốt hơn các nước phát triển.
Trong giao dịch cà phê quốc tế, nhiều trở ngại sẽ xuất hiện do môi trường kinh tế thay đổi, các doanh nghiệp sẽ trở nên cẩn trọng và thắt chặt tín dụng hơn. Tuy nhiên các chính phủ đang đưa ra các gói cứu trợ để đưa tình hình bình ổn trở lại, bước đầu kế hoạch này đảm bảo thành công và có thế mất một khoảng thời gian trước khi chúng ta lấy lại được mức thanh khoản trước đây.
Tóm lại, những phân tích nói trên về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ tháng 9 năm 2008 chỉ là những nhận định ban đầu và cần phải được nghiên cứu thêm và cẩn trọng hơn nữa. Toàn cảnh nền kinh tế thế giới vẫn khó đoán biết và sẽ còn nhiều bất ổn. Tuy nhiên, những luận cứ gần đây cho thấy tình hình hiện nay chưa có ảnh hưởng nào đáng kể lên lượng tiêu thụ cà phê thế giới. Về sản xuất, ảnh hưởng với các nước có sự khác nhau đáng kể. Trong năm 2009, ngành cà phê thế giới sẽ có xu hướng ổn định về nhu cầu và tương đối khan hiếm về nguồn cung. Nhưng cho dù thế nào thì điều cần thiết nhất là giá cà phê đạt được đến mức tương thích mới các nguồn đầu tư bỏ ra cho sản xuất trong tương lai.
Khi lãnh đạo của các nước nhóm G20 nhóm họp tại Washington vào tháng 11- 2008 để đối phó với khủng hoảng kinh tế đang làm họ điêu đứng, nhiều lời cam kết về một kỷ nguyên mới để phù hợp với giai đoạn rủi ro toàn cầu đã được đưa ra.
Nghiên cứu về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đối với các nền kinh tế mới nổi của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay đã làm mất 50.000 tỷ USD giá trị tài sản tài chính năm 2008.
Báo Le Figaro (Pháp) số ra ngày 2-3 vừa qua, đăng bài phát biểu ý kiến của chuyên gia kinh tế Pháp Giăng-Pi-ơ Rô-bin cho rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay có thể làm cho một trong những đặc trưng của toàn cầu hóa là tự do mậu dịch, phát triển xuất khẩu và phân công lao động trên quy mô quốc tế ngưng trệ và xuất hiện xu thế "phi toàn cầu hóa".
Bất chấp việc Tổng thống Mỹ Barack Obama trong tháng 2/2009 đã ký ban hành thành luật gói kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ USD thì số người mất việc làm ở Mỹ trong tháng này vẫn tiếp tục tăng lên mức 8,1%, mức kỷ lục kể từ năm 1983.
Năm 2008 trôi qua với kỷ lục của những kỷ lục. Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ. Thị trường chứng khoán khuynh đảo. Kinh tế thế giới suy thoái. Thị trường hàng hoá biến động khôn lường.
Với xu thế hiện nay, các chuyên gia nhận định, tình trạng thất nghiệp năm nay sẽ tăng mạnh, có thể tăng thêm từ 18 triệu đến 50 triệu người.
Các nước Trung và Đông Âu đang rơi vào vòng xoáy của khủng hoảng kinh tế. Giới chuyên gia cảnh báo là nếu khu vực này không được cứu giúp khẩn cấp thì chính các nước Tây Âu cũng phải hứng chịu những hậu quả nặng nề và tình trạng này đào sâu thêm hố ngăn cách về phát triển giữa hai nhóm nước Đông và Tây tại Châu Âu.
Trong những năm gần đây, giá trị xuất khẩu từ cà phê đã phục hồi lại sau đợt sụt giảm mạnh từ năm 2000 đến 2004.
LTS: Tiếp nối bàn tròn qua thư điện tử giữa các chuyên gia kinh tế - tài chính về tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay và những điều rút ra cho Việt Nam, tuần này TBKTSG giới thiệu ý kiến của TS. Lê Hồng Giang, TS. Trần Vinh Dự và TS. Vũ Thành Tự Anh.
Một loạt hệ thống nhà hàng làm ăn sa sút, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng cao, thêm nhiều công ty nộp đơn xin bảo lãnh phá sản cùng như dự báo không mấy khả quan - tất cả những yếu tố này đang tô đậm thêm sắc "đen" trong bức tranh vốn đang rất ảm đạm của nền kinh tế Mỹ.
Do khủng hoảng kinh tế-tài chính, nhiều đại gia trong lĩnh vực bất động sản ở châu Á phải thu hẹp hoặc hủy các dự án. Singapore là nơi từng được xem là “điểm nóng” của bất động sản trên thế giới vừa hoãn dự án xây dựng khu phức hợp văn phòng, khách sạn sang trọng, khu mua sắm và khu dân cư “South Beach” với chi phí dự trù lên đến 1,1 tỷ USD.
Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ - TB&XH) cho biết, suy thoái kinh tế năm 2009 sẽ khiến 400.000 lao động thất nghiệp. Những doanh nghiệp có lao động thất nghiệp sẽ được vay vốn với lãi suất thấp để hỗ trợ người lao động mất việc.