Báo Le Figaro (Pháp) số ra ngày 2-3 vừa qua, đăng bài phát biểu ý kiến của chuyên gia kinh tế Pháp Giăng-Pi-ơ Rô-bin cho rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay có thể làm cho một trong những đặc trưng của toàn cầu hóa là tự do mậu dịch, phát triển xuất khẩu và phân công lao động trên quy mô quốc tế ngưng trệ và xuất hiện xu thế "phi toàn cầu hóa".
Theo ông Rô-bin, cơn sóng thần kinh tế và tài chính không buông tha bất cứ quốc gia nào, nhất là các quốc đảo, vùng lãnh thổ và các nước phát triển dựa vào xuất khẩu. Từ CH Iceland đến Nhật Bản, từ Ireland đến Singapore và từ Anh đến Ðài Loan (Trung Quốc), tăng trưởng của các nền kinh tế này còn bị cơn sóng thần đó tàn phá nặng nề hơn cả châu Âu và Trung Quốc và đó không phải là một sự ngẫu nhiên. Ðược bao bọc bởi nước biển, các nước và vùng lãnh thổ này tồn tại và phát triển được là nhờ các "làn gió" thương mại quốc tế.
Vậy mà tình hình kinh tế thế giới hiện nay lại quá tệ hại. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), năm nay tăng trưởng kinh tế của các quốc đảo (khoảng 40 trong số tổng số 192 quốc gia theo LHQ) sẽ giảm khoảng 2,8%, trong khi tăng trưởng toàn cầu ít nhiều có thể đạt được 0,5%. Vậy thì đâu là nguyên nhân của sự suy thoái mạnh mẽ này ở các quốc đảo? Phần lớn các đảo là những tụ điểm giao thương rộng rãi hoặc phát triển chủ yếu nhờ vào xuất khẩu. Singapore là một trong những quốc đảo điển hình của mô hình phát triển này: xuất khẩu chiếm 253% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Sở dĩ Singapore có lượng xuất khẩu lớn hơn cả GDP là do đây là hải cảng trung chuyển lớn nhất thế giới hiện nay, nếu tính theo số lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu ở các cảng biển của nước này. Nhưng do khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, xuất khẩu của nước này đã giảm 34,8% hồi tháng 1 vừa qua và GDP quý IV-2008 đã giảm 16,9%. Nhật Bản cũng rơi vào tình cảnh tương tự với xuất khẩu giảm 5,7% và GDP giảm 12,7%. Không chỉ các quốc đảo, nước Ðức ở trung tâm châu Âu, cũng chịu chung số phận với mức tăng trưởng trong quý IV-2008 giảm 8,2%. Có biên giới chung với chín quốc gia khác, Ðức là nước xuất khẩu số 1 thế giới. Nhưng chính thế mạnh này lại là "gót chân A-sin" khiến Ðức rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương trong bối cảnh suy thoái toàn cầu hiện nay.
Chuyên gia kinh tế Rô-bin cho rằng, toàn cầu hóa được xác định bởi tự do trao đổi hàng hóa, vốn, nhân lực và ý tưởng. Nhưng khủng hoảng kinh tế-tài chính hiện nay đã khiến cả bốn khía cạnh này đều bị tổn thương. Năm ngoái đầu tư quốc tế đã giảm mạnh, trước tiên là Singapore giảm 57,3% và sau đó là Anh giảm 51,2%. Xuất khẩu và vận tải hàng hóa bằng đường hàng không "rơi tự do" với mức giảm 23%. Do suy thoái kinh tế, giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới sẽ có thể là một "khoảng lặng" đối với làn sóng nhập cư lao động nước ngoài. Ở Mexico, nguồn kiều hối gửi về từ lao động ngoài nước đã giảm từ 26 tỷ USD năm 2007 xuống còn 25 tỷ USD năm 2008. Phân chia lao động quốc tế, một khái niệm khác của toàn cầu hóa đang bộc lộ những nhược điểm của nó. Ðược coi là những quốc gia thành đạt nhất trong thị trường phân chia lao động toàn cầu, Iceland và Nhật Bản lại là những nạn nhân đầu tiên của mô hình này.
Iceland, do quá tập trung phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng, đã rơi vào tình trạng gần như phá sản, khi hệ thống tài chính toàn cầu sụp đổ. Ðối với Nhật Bản, các nhà sản xuất nước này cứ tưởng rằng sẽ không bao giờ có thể thỏa mãn hết nhu cầu xe hơi và sản phẩm điện tử của thế giới thì giờ đây đang "chết đuối" trong đống sản phẩm của mình do không thể xuất khẩu được, trong khi đó vẫn phải nhập khẩu lương thực thực phẩm để đáp ứng hai phần ba nhu cầu trong nước.
Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu xu hướng toàn cầu hóa có bị đẩy lui, nhường chỗ cho một xu hướng mới là phi toàn cầu hóa? Thủ tướng Anh G. Brown, người sẽ chủ trì Hội nghị cấp cao G-20 sắp tới, đã bày tỏ lo ngại về nguy cơ "phi toàn cầu hóa" này. Tuy xuất hiện lần đầu vào năm 2002 trong tài liệu phân tích của nhà kinh tế người Philippines Oan-đơn Ben-lô, nhưng đây lại là lần đầu, một nguyên thủ của một nước phát triển nhắc đến khái niệm này khi đưa ra những cảnh báo về hiểm họa mà nó mang lại. Xu thế phi toàn cầu hóa được thể hiện rõ nhất là hiện tượng hạn chế xuất khẩu và trao đổi thương mại của các doanh nghiệp, tình trạng rút vốn ồ ạt của nhà đầu tư và xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước để phục vụ kinh tế quốc dân. Các động thái này sẽ khiến những nước phụ thuộc xuất khẩu lâm vào tình trạng ngày càng khó khăn, nhất là các nước nghèo.
Khi lãnh đạo của các nước nhóm G20 nhóm họp tại Washington vào tháng 11- 2008 để đối phó với khủng hoảng kinh tế đang làm họ điêu đứng, nhiều lời cam kết về một kỷ nguyên mới để phù hợp với giai đoạn rủi ro toàn cầu đã được đưa ra.
Nghiên cứu về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đối với các nền kinh tế mới nổi của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay đã làm mất 50.000 tỷ USD giá trị tài sản tài chính năm 2008.
Báo Le Figaro (Pháp) số ra ngày 2-3 vừa qua, đăng bài phát biểu ý kiến của chuyên gia kinh tế Pháp Giăng-Pi-ơ Rô-bin cho rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay có thể làm cho một trong những đặc trưng của toàn cầu hóa là tự do mậu dịch, phát triển xuất khẩu và phân công lao động trên quy mô quốc tế ngưng trệ và xuất hiện xu thế "phi toàn cầu hóa".
Bất chấp việc Tổng thống Mỹ Barack Obama trong tháng 2/2009 đã ký ban hành thành luật gói kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ USD thì số người mất việc làm ở Mỹ trong tháng này vẫn tiếp tục tăng lên mức 8,1%, mức kỷ lục kể từ năm 1983.
Năm 2008 trôi qua với kỷ lục của những kỷ lục. Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ. Thị trường chứng khoán khuynh đảo. Kinh tế thế giới suy thoái. Thị trường hàng hoá biến động khôn lường.
Với xu thế hiện nay, các chuyên gia nhận định, tình trạng thất nghiệp năm nay sẽ tăng mạnh, có thể tăng thêm từ 18 triệu đến 50 triệu người.
Các nước Trung và Đông Âu đang rơi vào vòng xoáy của khủng hoảng kinh tế. Giới chuyên gia cảnh báo là nếu khu vực này không được cứu giúp khẩn cấp thì chính các nước Tây Âu cũng phải hứng chịu những hậu quả nặng nề và tình trạng này đào sâu thêm hố ngăn cách về phát triển giữa hai nhóm nước Đông và Tây tại Châu Âu.
Trong những năm gần đây, giá trị xuất khẩu từ cà phê đã phục hồi lại sau đợt sụt giảm mạnh từ năm 2000 đến 2004.
LTS: Tiếp nối bàn tròn qua thư điện tử giữa các chuyên gia kinh tế - tài chính về tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay và những điều rút ra cho Việt Nam, tuần này TBKTSG giới thiệu ý kiến của TS. Lê Hồng Giang, TS. Trần Vinh Dự và TS. Vũ Thành Tự Anh.
Một loạt hệ thống nhà hàng làm ăn sa sút, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng cao, thêm nhiều công ty nộp đơn xin bảo lãnh phá sản cùng như dự báo không mấy khả quan - tất cả những yếu tố này đang tô đậm thêm sắc "đen" trong bức tranh vốn đang rất ảm đạm của nền kinh tế Mỹ.
Do khủng hoảng kinh tế-tài chính, nhiều đại gia trong lĩnh vực bất động sản ở châu Á phải thu hẹp hoặc hủy các dự án. Singapore là nơi từng được xem là “điểm nóng” của bất động sản trên thế giới vừa hoãn dự án xây dựng khu phức hợp văn phòng, khách sạn sang trọng, khu mua sắm và khu dân cư “South Beach” với chi phí dự trù lên đến 1,1 tỷ USD.
Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ - TB&XH) cho biết, suy thoái kinh tế năm 2009 sẽ khiến 400.000 lao động thất nghiệp. Những doanh nghiệp có lao động thất nghiệp sẽ được vay vốn với lãi suất thấp để hỗ trợ người lao động mất việc.