Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kỹ năng thương lượng (18): Thảo luận và thống nhất

Sau khi đã xác định được cơ hội huấn luyện, bạn hãy trao đổi với cấp dưới để hai bên đều có sự thống nhất rằng: (1) có vấn đề cần khắc phục; hoặc (2) có cơ hội để nâng cao năng lực hay hiệu suất làm việc.


Sự thống nhất quan điểm giữa các bên là nền tảng cho sự thành công của công tác huấn luyện.


Đây là yếu tố rất quan trọng và cần thiết vì bạn không thể huấn luyện thành công cho một người mà bản thân họ không thấy được vấn đề cần huấn luyện hay có quan điểm khác đối với vấn đề mà bạn nêu ra. Trong bước thảo luận này, bạn và cấp dưới của bạn nên nói rõ về mục đích huấn luyện: cải thiện kỹ năng giao việc, điều chỉnh vấn đề về cách viết báo cáo hàng tháng, hoặc bất cứ mục đích mong muốn nào. Bạn cũng nên tư duy về các giải pháp khả thi và khích lệ những điều tích cực ở nhân viên.


Huấn luyện với vai trò quản lý


Những người giữ vị trí điều hành và kiểm soát trong tổ chức thường có khuynh hướng tách biệt hai hoạt động quản lý và huấn luyện:


Quản lý tập trung vào:
 Truyền đạt,chỉ đạo, quyền lực,nhu cầu trước mắt      


Huấn luyện tập trung vào:
 Một kết quả cụ thể,  thăm dò, tạo điều kiện, hợp tác, cải thiện lâu dài, nhiều kết quả khả thi


Sự khác biệt rõ ràng giữa hai hoạt động này giải thích lý do tại sao những người giữ vị trí điều hành và kiểm soát lại gặp nhiều rắc rối trong việc huấn luyện cấp dưới. Nhưng trong các tổ chức mà nhân viên có thẩm quyền đáng kể trong việc ra quyết định và hành động, và ở những môi trường làm việc mà tinh thần tập thể được đề cao, thì huấn luyện là một phần thực sự trong công tác quản lý.


Nguồn: Kỹ năng thương lượng  - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

  • Kỹ năng thương lượng (16): Thiết lập và kiểm tra giả thuyết của bạn
  • Kỹ năng thương lượng (17): Những yếu tố cơ bản trong công tác huấn luyện
  • Kỹ năng thương lượng (18): Thảo luận và thống nhất
  • Kỹ năng thương lượng (19): Huấn luyện chủ động
  • Kỹ năng thương lượng (20): Cho và nhận thông tin phản
  • Kỹ năng thương lượng (21): Theo dõi
  • Kỹ năng thương lượng (22): Để trở thành người huấn luyện hiệu quả
  • Kỹ năng thương lượng (23): Xây dựng bầu không khí thích hợp
  • Kỹ năng thương lượng (24): Tránh những sai lầm thường gặp
  • Kỹ năng thương lượng (25): Thách thức của việc huấn luyện nhóm
  • Kỹ năng thương lượng (26): Đánh giá chính thức về hiệu suất làm việc
  • Kỹ năng thương lượng (27): Quy trình tám bước để đánh giá năng lực hiệu quả
  • Kỹ năng thương lượng (28): Hai vấn đề cần tránh
  • Kỹ năng thương lượng (29): Phát triển nhân viên
  • Kỹ năng thương lượng (30): Triển khai kế hoạch